32. Kiến thức kinh tế

Fiscal policy là gì? Ưu nhược điểm của fiscal policy

Fiscal policy là gì? Trong các môn học về kinh tế cũng như trên thời sự hàng ngày, chính sách tài khóa (fiscal policy) là một cụm từ thường xuyên được nhắc đến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về khái niệm, cách hoạt động cũng như ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới các nhân tố trong nền kinh tế.

Fiscal policy là gì?

Fiscal policy hay chính sách tài khóa là một phương tiện được chính phủ sử dụng để điều chỉnh mức chi tiêu và thuế suất, nhằm giám sát và tác động đến nền kinh tế của một quốc gia.

Chính sách tài khóa được xây dựng dựa trên lý thuyết của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes. Lý thuyết này diễn giải rằng chính phủ có thể điều chỉnh mức năng suất kinh tế vĩ mô bằng cách tăng hoặc giảm mức thuế và chi tiêu công. Sự điều chỉnh này có tác dụng kiềm chế lạm phát, tăng việc làm và duy trì giá trị lành mạnh của đồng tiền.

Để đáp ứng các mục tiêu của chính sách tài khóa, chính phủ triển khai hai công cụ chính để tối đa hóa kết quả kinh tế: thuế và chi tiêu công. Thuế là các quỹ dưới dạng thuế trực thu và gián thu, thu nhập vốn từ đầu tư… Còn chi tiêu của chính phủ bao gồm các chương trình phúc lợi, tiền lương của chính phủ, trợ cấp, cơ sở hạ tầng…

Hai công cụ trên ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng, dẫn đến thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế.

“Fiscal policy là gì? Fiscal policy là chính sách tài khóa đề cập đến việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và các chính sách thuế để tác động đến các điều kiện kinh tế.”

Chính sách tài khóa mở rộng và Chính sách tài khóa thu hẹp

Trên cơ sở cân đối chính sách thu – chi, chính sách tài khóa được chia thành hai loại chính: chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Tùy theo từng giai đoạn diễn biến của nền kinh tế, chính phủ sẽ xem xét việc áp dụng các chính sách tài khóa khác nhau để điều chỉnh phù hợp với tình hình.

Tham khảo:   SLA là gì? Tầm quan trọng và các yếu tố chính cần có

Chính sách tài khóa mở rộng nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng hoặc phục hồi, chẳng hạn như sau một đợt suy thoái kinh tế lớn.

Các điều chỉnh của chính sách tài khóa mở rộng bao gồm giảm thuế để tăng sức chi tiêu cho người tiêu dùng, tăng chi tiêu của chính phủ cho các dự án giúp kích thích nền kinh tế, các chương trình hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn… Ví dụ điển hình gần đây có thể kể đến các gói hỗ trợ trong đại dịch Covid-19. 

Ngược lại, chính sách tài khóa thu hẹp có mục đích hạ nhiệt các giai đoạn tăng trưởng quá nhanh có thể đe dọa đến tốc độ tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế.

Tăng trưởng quá nhanh nghe thì tưởng không có gì xấu, nhưng nó có thể dẫn đến lạm phát, bong bóng tài sản, giảm khả năng tìm người lao động của các doanh nghiệp, dẫn đến suy thoái kinh tế. Để ngăn chặn điều này, chính phủ có thể tăng thuế hoặc cắt giảm các chương trình chi tiêu để tạm thời kìm hãm và đưa nền kinh tế trở lại mức tăng trưởng ổn định. 

Ưu điểm và nhược điểm của fiscal policy là gì?

Sử dụng chính sách tài khóa, chính phủ có thể hướng chi tiêu vào các dự án, lĩnh vực cụ thể để kích thích khu vực kinh tế đang được coi là cần thiết nhất. Việc đánh thuế cũng được chính phủ tận ưu để loại bỏ những tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội.

Ngoài ra, thời gian bắt đầu có hiệu lực của chính sách tài khóa còn nhanh hơn nhiều so với tác động của các công cụ chính sách tiền tệ.

Bên cạnh ưu điểm thì nhược điểm của fiscal policy là gì? Chi tiêu công cao và thuế thấp trong thời gian quá dài có thể gây thâm hụt ngân sách. Dự tính quy mô tác động cụ thể cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu trong quá khứ, dẫn đến hiệu quả của chính sách tài khóa không được như mong đợi.

Tham khảo:   Retained Earnings là gì và sử dụng thế nào cho hiệu quả?

Sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ monetary policy và chính sách tài khóa fiscal policy là gì, và chúng có liên quan như thế nào?

Chính sách tiền tệ đề cập đến các hành động của các ngân hàng trung ương nhằm đạt được các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, toàn dụng và tăng trưởng kinh tế ổn định.

Chính sách tài khóa đề cập đến các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Các quyết định về chính sách tài khóa do Quốc hội và Chính quyền quyết định.

Chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến đầu tư như thế nào?

Các chính sách tài khóa có thể có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các khoản đầu tư của bạn.

Ví dụ, hãy xem xét một mức thuế mới có thể khiến bạn có nhiều hoặc ít tiền hơn để đầu tư. Và các quy định mới về tài khoản được ưu đãi về thuế có thể yêu cầu bạn điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình.

Những thay đổi về chính sách tài khóa có thể có tác động đáng kể đến các nhà đầu tư và công ty tư nhân, cũng như nền kinh tế tổng thể, lãi suất và các ngành cụ thể.

Dự đoán chính sách tài khóa có thể không khả thi. Nhưng nhận thức được những thay đổi và hậu quả tiềm ẩn của chúng là điều quan trọng.

Chính sách tài khóa mở rộng Expansionary fiscal policy là gì?

Chính sách tài khóa mở rộng là khi chính phủ tăng cung tiền trong nền kinh tế bằng cách sử dụng các công cụ ngân sách để tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế – cả hai đều có nhiều tiền hơn để đầu tư cho khách hàng và công ty.

Tham khảo:   7 cách mở đầu thư ứng tuyển nhàm chán nên tránh sử dụng

Mục tiêu của chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này được yêu cầu trong thời kỳ điều chỉnh của chu kỳ kinh doanh. Chính phủ tìm cách giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao nhu cầu tiêu dùng và ngăn chặn suy thoái kinh tế. Một khi suy thoái đã phát sinh, chính sách tài khóa mở rộng giúp chấm dứt suy thoái và ngăn ngừa trì trệ.

Bây giờ bạn đã hiểu rõ fiscal policy là gì rồi phải không? Hãy truy cập Masterskills.vn để tìm hiểu thêm nhiều thuật ngữ kinh tế nữa nhé.

Hà Phương

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo