32. Kiến thức kinh tế

FMCG là gì? Sự khác biệt giữa FMCG và Retail

Nhắc đến FMCG, người ta thường nghĩ ngay đến các tập đoàn nổi tiếng như Unilever, Pepsico, P&G, Cocacola… Vậy khái niệm FMCG là gì, đặc điểm nổi bật của ngành hàng này và tại sao đây được coi là môi trường làm việc nhiều người mơ ước? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

FMCG là gì?

FMCG là thuật ngữ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, là ngành cung cấp toàn bộ các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày như sản phẩm gia dụng, đồ ăn đóng hộp, thức uống đóng chai, thực phẩm chứng năng, hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, bột giặt…

Ngoài ra hiện nay, các sản phẩm văn phòng phẩm, dược liệu và điện tử tiêu dùng cũng được coi là những sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh. Những sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh xuất hiện phổ biến trong các siêu thị, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới.

Hàng tiêu dùng nhanh, hay FMCG, là một danh mục các sản phẩm bán lẻ được bán nhanh chóng, thường với chi phí thấp.

Một số đặc điểm nổi bật của ngành FMCG

FMCG bao gồm hầu hết các mặt hàng thiết yếu

Đó là những mặt hàng tiêu dùng nhanh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của đời sống mà ai cũng cần sử dụng.

Giá thành phải chăng

Giá thành của các sản phẩm tiêu dùng nhanh tương đối rẻ, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng từ bình dân đến cao cấp.

Khối lượng bán lớn

Do đây là các sản phẩm người tiêu dùng sử dụng, tiêu thụ hàng ngày nên nhu cầu sản xuất và phân phối rất lớn; FMCG được coi là một trong những ngành hàng cung cấp số lượng sản phẩm cực kỳ lớn.

Các sản phẩm được đóng gói sẵn với khối lượng nhỏ

Điều này giúp cho khách hàng thuận tiện mua hàng và sử dụng trong thời gian ngắn. Do đó, các mặt hàng này đều được bán rất nhanh.

Mạng lưới phân phối rộng khắp

Do hàng FMCG được tiêu thụ liên tục nên phải đảm bảo thuận tiện cho khách mua hàng. Các công ty, tập đoàn sản xuất thường không trực tiếp bán cho người tiêu dùng cuối cùng mà thông qua mạng lưới tiêu thụ như siêu thị, tạp hóa, chuỗi cửa hàng bán lẻ, chợ dân sinh…

Tham khảo:   Quyền được hưởng vesting là gì, lợi ích và bất lợi ra sao?

Hàng hóa thường được vận chuyển từ nơi sản xuất đến các nhà phân phối, tổng đại lý các cấp, sau đó đến các nhà bán lẻ, từ đó mới đến tay khách hàng. Nhờ mạng lưới phân phối phủ sóng rộng khắp nên các sản phẩm này có mặt mọi nơi, tiếp cận dễ dàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp nhưng tổng lợi nhuận lại rất cao

Bởi đặc điểm tiêu dùng nhanh, kích thước, khối lượng nhỏ nên lợi nhuận trên từng sản phẩm hàng FMCG là rất nhỏ. Song, tổng lợi nhuận thu được lại vô cùng lớn do nhà sản xuất tập trung vào tổng số lượng hàng hóa bán ra.

Bên cạnh đó, mặt hàng tiêu dùng nhanh được khách hàng tiêu thụ thường xuyên với số lượng vô cùng lớn nên vòng đời của các sản phẩm rất ngắn. Nhà sản xuất sẽ dựa vào đặc điểm này để sản xuất số lượng lớn. Nếu tính tổng lợi nhuận thì đây là ngành có doanh thu cực hấp dẫn, là mảnh đất màu mỡ đối với những tập đoàn, doanh nghiệp FMCG.

Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất

Mặc dù FMCG rất đa dạng về ngành hàng, chủng loại sản phẩm, song các nhãn hàng có cùng mặt hàng cạnh tranh với nhau là rất lớn.

 Ngoài ra, giá cả, chất lượng và công dụng của các mặt hàng FMCG cùng loại không chênh lệch nhiều, doanh nghiệp càng phải mở rộng việc quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng.

Sản phẩm càng nổi tiếng, phạm vi phủ sóng càng rộng, càng nhiều người biết đến mặt hàng thì càng có lợi trong việc kinh doanh cũng như sự tồn tại của công ty. Do vậy, FMCG được coi là một trong những ngành công nghiệp có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất.

Người tiêu dùng mua thường xuyên với sự cam kết thấp

Mặc dù là các sản phẩm thiết yếu được mua thường xuyên, song, người tiêu dùng lại không có sự cam kết trung thành với một số sản phẩm nhất định. Lý do là bởi có quá nhiều lựa chọn sản phẩm, nhãn hàng với giá thành, chất lượng tương đương, và khách hàng thường thích thử sản phẩm mới để so sánh.

Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn xảy ra với mọi đối tượng khách hàng. Vẫn có những khách hàng trung thành với một số sản phẩm của một số thương hiệu vì cảm thấy sự phù hợp hoặc do thói quen.

Tham khảo:   Đàm phán trong kinh doanh là gì? Cách để đàm phán thành công

Sự khác biệt giữa ngành bán lẻ – Retail và ngành hàng tiêu dùng nhanh – FMCG là gì?

Sự khác biệt cơ bản và lớn nhất giữa 2 ngành bán lẻ Retail và FMCG là gì? Điều đó nằm ở khách hàng mục tiêu.

Nếu như FMCG tập trung chính vào các kênh phân phối như đại lý, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ thì ngành bán lẻ lại tập trung vào người tiêu dùng cuối cùng – chính là khách hàng mua sản phẩm tiêu dùng nhanh để sử dụng và tiêu thụ.

Tại sao FMCG lại là môi trường làm việc mơ ước của nhiều người?

Cơ hội làm việc luôn rộng mở

Là ngành đa dạng lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh (hóa mỹ phẩm, đồ ăn thức uống, thực phẩm chức năng…) cũng như nhu cầu tiêu dùng luôn lớn, FMCG hứa hẹn mang đến rất nhiều cơ hội làm việc cho ứng viên.

Bên cạnh đó, thị trường nhân lực FMCG là một thị trường đa dạng, cần nguồn nhân lực lớn ở mọi cấp độ, vị trí làm việc có thể không phân biệt trình độ học vấn, không đòi hỏi bằng cấp quá lớn.

Do vậy, dù bạn theo học môi trường học thuật hay ngành nào, vẫn có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho bạn trong thị trường này, từ công việc quản lý cấp cao, môi trường công sở hay tại các nhà máy, công xưởng sản xuất…

Kích thích sự sáng tạo và thích nghi

Với sức ép cạnh tranh rất lớn từ thị trường và đối thủ, cá doanh nghiệp FMCG luôn phải cố gắng đi đầu xu hướng, tìm ra những ý tưởng và giải pháp mới, thay đổi bao bì thường xuyên, tạo ra những chiến dịch truyền thông, marketing thu hút người tiêu dùng.

Thế nên, đây cũng là mảnh đất của những bộ não sáng tạo, nhiều ý tưởng và đòi hỏi sự thích nghi cực kỳ cao.

Làm việc ở những tập đoàn nổi tiếng thế giới

Những doanh nghiệp FMCG thường là những tên tuổi lớn, có lịch sử lâu đời và phát triển trên thế giới hoặc trong một quốc gia.

Nếu làm việc cho những tập đoàn quốc tế như Unilever, PepsiCo, Cocacola, P&G, Nestle, Johnson & Johnson… hay những công ty lớn trong nước như Vinamilk, TH, Masan, Acecook, Trung Nguyên, Bibica, Hữu Nghị…, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở những môi trường triển vọng, con đường thăng hứa hẹn và đặc biệt là chế độ đãi ngộ cực tốt.

Tham khảo:   Business plan là gì? Các bước xây dựng business plan hoàn hảo

Làm việc với những cá nhân xuất sắc

Làm việc trong những môi trường doanh nghiệp lớn, bên cạnh những lợi ích về chế độ đãi ngộ, con đường thăng tiến… thì điều quý giá hơn bạn nhận được chính là được làm việc cùng những cá nhân xuất sắc.

Đặc biệt, khi bạn làm việc ở các khối ‘Back Office’, thuộc các khối như Brand, Trade Marketing, Distribution, HR…, bạn sẽ thường xuyên được tham gia các buổi họp với lãnh đạo hoặc làm việc với những người quản lý cấp cao. Đây chính là cơ hội vàng để bạn mở rộng các mối quan hệ chất lượng cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người lãnh đạo thành công.

Trên đây là chia sẻ về FMCG là gì cũng như sự khác biệt giữa FMCG và ngành bán lẻ – Retail, hi vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Nguyễn Huyền

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo