24. Kinh doanh thương mại

Giao hàng tại nơi đến (Delivery at Place – DAP) là gì? Nghĩa vụ của các bên DAP

Hình minh họa (Nguồn: hotroontap.com)

Giao hàng tại nơi đến

Khái niệm

Giao hàng tại nơi đến trong tiếng Anh là Delivery at Place; viết tắt là DAP.

Giao hàng tại nơi đến (DAP) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.

Các bên nên qui định càng rõ càng tốt về địa điểm cụ thể tại nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu mọi rủi ro tới địa điểm đó. Người bán được khuyên nên kí hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó. Nếu người bán, theo hợp đồng vận tải phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến thì người bán không có quyền đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên.

Điều kiện DAP yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu hoặc làm các thủ tục thông quan nhập khẩu. Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DDP.

Tham khảo:   Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading) và vận đơn không hoàn hảo (Claused Bill of Lading) là gì?

Nghĩa vụ của các bên DAP

1. Nghĩa vụ của người bán

A1. Nghĩa vụ chung của người bán

Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi

A2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

Nếu có qui định, người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy bất kì giấy phép xuất khẩu hoặc giấy phép chính thức khác và phải thực hiện mọi thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hóa và vận tải qua các nước trước khi giao hàng.

A4. Giao hàng

Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chờ đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi đến vào ngày hoặc trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của người mua

B1. Nghĩa vụ chung của người mua

Người mua phải thanh toán tiền hàng như qui định trong hợp đồng mua bán

B2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

Nếu có qui định, người mua phải tự chịu rủi ro và bằng chi phí của mình lấy giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.

Tham khảo:   Khu vực thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) là gì?

B5. Chuyển rủi ro

Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mắt hay hư hỏng của hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao theo mục A4. Nếu:

a) người mua không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo mục B2 thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa xảy ra từ việc đó, hoặc 

b) người mua không thông báo theo mục B7, thì người mua chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa kể từ ngày thỏa thuậ hoặc ngày hết hạn của thời hạn thỏa thuận cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

(Tài liệu tham khảo: Các qui tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa, Phòng thương mại quốc tế (ICC) Incoterm 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo