20. Kinh tế học

Hàng rào phi thuế quan (Non-tariff barriers to trade – NTBs) là gì? Các biện pháp

Hình minh hoạ (Nguồn: lansingbusinessnews)

Hàng rào phi thuế quan 

Khái niệm

Hàng rào phi thuế quan trong tiếng Anh được gọi là Non-tariff barriers to trade (NTBs) hay Non-Tariff Measures (NTMs).

Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế do Chính phủ một số quốc gia đặt ra để bảo vệ hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu không vượt quá số lượng đã ấn định, giới hạn hàng nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp trong nước. 

Các biện pháp

Các biện pháp bao gồm:

– Thứ nhất, cấm nhập khẩu: Các nước trên thế giới chỉ được sử dụng biện pháp này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khoẻ con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng… 

Vì thế, những hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thường là vũ khí, đạn dược.

– Thứ hai, sử dụng giấy phép: Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh thổ của một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. 

Ví dụ: Đến năm , hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan và Trung Quốc cũng gặp không ít khó khăn do biện pháp này gây ra.

Hàng rào kĩ thuật

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, qui định kĩ thuật là một trong những hàng rào kĩ thuật thường được các nước áp dụng. 

Tham khảo:   Vòng xoáy giảm phát (Deflationary Spiral) là gì? Phản ứng đối với vòng xoáy giảm phát

Một mặt các tiêu chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được qui cách, chất lượng của sản phẩm nhưng mặt khác chúng cũng có thể trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước. 

Một trong những rào cản lớn khác với hàng hóa và doanh nghiệp là biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (bao gồm biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, trợ cấp và đối kháng). 

Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến biện pháp chống bán phá giá. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu. 

Các nước được phép đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm bán phá giá khi điều tra được hàng nhập khẩu đã được bán phá giá vào thị trường nước mình đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước.

Tình hình áp dụng

Có thể nói, không một nước nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp phi thuế – một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước hay để đạt được một số mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. 

Tham khảo:   Giả thuyết thị trường thích ứng (Adaptive Market Hypothesis) là gì?

Theo qui định của WTO, các nước sẽ phải dần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các công cụ phi thuế mới, tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. 

Trong quá trình mở cửa, hội nhập Việt Nam càng cần phải hiểu rõ các hàng rào phi thuế quan để vừa đẩy mạnh được xuất khẩu, vừa bảo hộ hiệu quả các ngành sản xuất non trẻ trong nước.

 (Tài liệu tham khảo: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica) 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc