20. Kinh tế học

Hiệu ứng sở hữu (Endowment effects) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: neutralizeall)

Hiệu ứng sở hữu

Khái niệm

Hiệu ứng sở hữu hay tình trạng ‘tiếc của’ hay ‘Con cá mất là con cá to’ trong tiếng Anh gọi là: Endowment effects.

Trong lí thuyết về sự thay đổi, tình trạng “tiếc của” (hay “con cá mất là con cá to”) xảy ra khi một người sẵn sàng bán một vật với giá cao hơn giá mà họ muốn mua nó (nếu họ không sở hữu vật này) (Kahneman, Knetsch và Thaler, 1991 – trong đó Kahneman được giải Nobel năm 2002 về các công trình đưa yếu tố tâm lí học vào kinh tế học). 

Thí dụ, một người tặng 1 cái cốc (li) giá 30.000 VND và người khác được tặng 30.000 VND. Theo lí thuyết trao đổi, thì người đánh giá chiếc cốc không bằng 30.000 VND sẽ bán chiếc cốc để lấy 30.000 VND, và người đánh giá 30.000 VND lớn hơn chiếc cốc thì sẽ mua chiếc cốc với giá 30.000 VND. 

Điều đáng ngạc nhiên là, khi thí nghiệm điều này với cả ngàn người thì hầu như không ai bán chiếc cốc giá 30.000 VND, mà cũng không ai mua chiếc cốc với giá 30.000 VND. Như vậy, mọi người thường thích cái mình có, hơn là có cho bằng được cái mình thích. 

Tham khảo:   Chủ nghĩa tiền tệ (Monetarism) là gì? Các nội dung liên quan đến chủ nghĩa tiền tệ

Ứng dụng

Ứng dụng của trường hợp này khá nhiều trong cuộc sống, thí dụ như những người đòi đền bù giải tỏa thường thích được bồi thường giá trị nhiều hơn giá thị trường, hay những cơ sở sản xuất trong thành phố rất ngại di dời ra ngoại thành, mặc dù sau khi di dời năng suất lao động có thể cao hơn. 

Tương tự, một người có thể đòi bồi thường thiệt hại nhiều hơn số tiền họ sẵn sàng trả nếu họ gây ra thiệt hại. Để giải quyết vấn đề này, phải làm giảm chi phí rời bỏ tài sản cũ cho chủ đang có tài sản (switching costs). 

Thí dụ, thông qua cơ chế hỗ trợ chi phí di dời, tạo công ăn việc làm cho người di dời, xây căn hộ tái định cư cho họ, thay vì bồi thường một khoản tiền nhất định. 

Hơn nữa, khi lựa chọn một kế hoạch, cũng không nên chỉ dựa vào phân tích chi phí – lợi ích, mà phải phân tích thêm các chi phí phát sinh khi chuyển đổi, gọi là giá chuyển đổi. Đây cũng chỉ là một số gợi ý về phương hướng nghiên cứu kinh tế luật trong tương lai, sử dụng những kiến thức về tâm lí học.

Tham khảo:   Bậc tự do (Degrees Of Freedom) là gì? Công thức tính bậc tự do

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Luật, Lê Nết, 2006, NXB Tri thức Thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo