24. Kinh doanh thương mại

Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercado Común del Sur – MERCOSUR) là gì?

Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCADO COMUN DEL SUR – MERCOSUR) (Nguồn: Rio Times)

Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercado Común del Sur – MERCOSUR)

Khối Thị trường chung Nam Mỹ – danh từ, tên quốc tế bằng tiếng Tây Ban Nha là Mercado Común del Sur, viết tắt là MERCOSUR.

Khối thị trường chung Nam Mỹ hay còn gọi là MERCOSUR, được thành lập ngày 26/3/1991, bao gồm bốn quốc gia Nam Mỹ là Argentina, Braxin, Paraguay và Uruguay. Các quốc gia thành viên này tạo thành một thị trường rộng lớn với 200 triệu dân và thu nhập đầu người là hơn 4000 USD. (Theo Business Dictionary)

Mục đích của MERCOSUR là củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên, tăng cường hoạt động kinh tế – thương mại giữa các quốc gia trong khu vực, với các quốc gia và khối kinh tế – thương mại và phát triển kinh tế thông qua hội nhập quốc tế.

Các hình thức hoạt động chủ yếu của MERCOSUR

Về thuế quan và các hàng rào phi thuế quan

Từ ngày 01/01/1995, các nhà đầu tư MERCOSUR không phải chịu thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, trừ một số hạn chế các sản phẩm theo một thời biểu riêng. 

Tham khảo:   Thỏa thuận DSU (Dispute Settlement Understanding - DSU) là gì?

MERCOSUR cũng hướng tới việc giảm bớt các qui định ràng buộc trong lĩnh vực giao thông vận tải, tiêu chuẩn kĩ thuật, luân chuyển vốn và dịch vụ. Việc phối hợp giữa các chính sách kinh tế và chuyên ngành cũng được các quốc gia trong MERCOSUR đề ra. 

MERCOSUR cũng tăng cường liên kết với các khối thương mại khu vực khác như NAFTA và EU.

Về qui tắc xuất xứ

Về cơ bản, hàm lượng đầu vào và nguyên liệu có xuất xứ không thuộc MERCOSUR không được vượt quá 40% giá trị FOB của hàng thành phẩm. 

Các sản phẩm trong các ngành hóa chất, viễn thông hoặc một số sản phẩm thép để được hưởng ưu đãi cần phải đáp ứng được các yêu cầu riêng về xuất xứ. MERCOSUR đã ban hành Bộ luật Hải quan, Biểu giá tính thuế chung và Qui tắc xác định trị giá hải quan chung.

Về đầu tư

Các quốc gia MERCOSUR cam kết dành cho nhau hưởng Qui chế Tối huệ quốc và dành những ưu đãi về xúc tiến và bảo hộ đầu tư với các quốc gia bên ngoài khối trên cơ sở đối ứng.

Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Tham khảo:   Hiệp định PSI (Pre-Shipment Inspection - PSI) là gì?

Các quốc gia MERCOSUR cũng đã kí Hiệp định về bảo hộ nhãn hiệu thương mại và các phương diện khác của sở hữu trí tuệ. (Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB Lao động Xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo