20. Kinh tế học

Kiểm soát tập trung kinh tế là gì? Hình thức kiểm soát

Kiểm soát tập trung kinh tế (Control of economic concentration) là gì? Hình thức kiểm soát - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: promarket)

Kiểm soát tập trung kinh tế 

Khái niệm

Kiểm soát tập trung kinh tế tạm dịch sang tiếng Anh là Control of economic concentration.

Kiểm soát tập trung kinh tế là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát, tác động vào chủ thể tham gia tập trung kinh tế hoặc chuẩn bị tham gia tập trung kinh tế trên cơ sở các qui định của pháp luật cạnh tranh.

Các hình thức kiểm soát tập trung kinh tế

Khi kiểm soát tập trung kinh tế, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh thường thông qua những hình thức cơ bản sau:

– Thông qua qui định cấm: Cấm doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế khi những doanh nghiệp tham gia này cho thấy rõ đã vượt qua những giới hạn cho phép về thị phần, về doanh thu hay về vốn.

– Thông qua chế độ đăng kí: Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải tự thông báo về hành vi tập trung kinh tế tới cơ quan quản lí cạnh tranh để xem xét trước khi thực hiện để có thể nhận được quyết định đồng ý hoặc từ chối từ cơ quan này.

Tham khảo:   Tích luỹ tư bản chủ nghĩa (Capitalist Accumulation) là gì?

– Xem xét áp dụng miễn trừ: Đối với những trường hợp có lí do hợp lí sẽ được cơ quan quản lí xem xét áp dụng miễn trừ.

Thực trạng tại Việt Nam

Trên thực tế, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật về cạnh tranh của các nước bằng những cách thức khác nhau đều có những qui định về hình thức kiểm soát tập trung kinh tế tương tự như trên.

Luật Cạnh tranh Việt nam đưa ra ba dạng kiểm soát tập trung kinh tế thông qua các qui định đó là:

– Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm

Thông thường, pháp luật không cấm các doanh nghiệp bằng khả năng của mình tự phát triển để có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền. Nhưng nếu doanh nghiệp đạt được vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền bằng biện pháp tập trung kinh tế thì sẽ bị cấm.

– Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm

Trong thực tiễn kinh doanh, nhiều điều kiện, hoàn cảnh xuất hiện buộc các doanh nghiệp phải tiến hành đổi mới hình thức tổ chức kinh doanh bao gồm cả việc sáp nhập, liên doanh với doanh nghiệp khác để duy trì sự tồn tại của mình. Những trường hợp như vậy chính là nguyên nhân theo qui định của pháp luật cạnh tranh được xem xét miễn trừ cho việc tập trung kinh tế.

Tham khảo:   Tư nhân hóa (Privatization) là gì? Có các mô hình tư nhân hóa nào?

– Thông báo việc tập trung kinh tế

Biện pháp tác động trước của pháp luật đối với tập trung kinh tế chính là đưa ra chế độ thông báo đối với doanh nghiệp khi muốn tập trung kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo