22. Quản trị kinh doanh

Kinh doanh khách sạn (Hospitality Industry) là gì?

Kinh doanh khách sạn

Khái niệm 

Kinh doanh khách sạn trong tiếng Anh là Hospitality industry.

Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch dựa trên việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch.

Quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực kinh doanh khách sạn

Khi nghiên cứu bản chất của khái niệm “kinh doanh khách sạn”, để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện, cần hiểu được quá trình hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn và sự ra đời của các loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn. 

Đầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê buồng trọ qua đêm cho khách vãng lai phải trả tiền của các hộ gia đình. Những buồng trọ cho thuê lúc đầu chỉ mang tính tự phát, với số lượng nhỏ. Vì vậy, “kinh doanh khách sạn” lúc đầu chỉ là hoạt động cho thuê buồng ngủ phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách vãng lai.

Sau đó, số lượng khách từ thập phương tới các điểm đến du lịch với nhu cầu lưu lại lâu hơn đã tăng lên. Để giữ chân khách và nhằm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận, ngoài dịch vụ cho thuê buồng ngủ, các chủ nhà trọ đã tổ chức cung cấp thêm dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách. 

Khi đó, khái niệm “kinh doanh khách sạn” đã được mở rộng và được hiểu là hoạt động kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách từ nơi khác đến. 

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, mức sống về vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Số lượng khách du lịch tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó, động cơ đi du lịch của khách du lịch cũng ngày càng đa dạng.

Tham khảo:   Quản trị công ty (Corporate governance - CG) là gì?

Ngoài việc đi du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí,…người ta còn đi đến những nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình vì các lí do khác như: muốn tìm tòi, học hỏi, khám phá thế giới xung quanh; chữa bệnh; mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết; mở rộng các mối quan hệ xã hội; nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư; tham gia vào các sự kiện, hội nghị, hội thảo,…

Những nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch tại các điểm đến du lịch cũng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi phải được thỏa mãn ở mức độ cao hơn. Vì thế, số lượng và chất lượng của các sản phẩm được cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu trong thời gian lưu lại của khách du lịch đã buộc phải tăng lên. 

Như vậy, giờ đây trong nội hàm của khái niệm “kinh doanh khách sạn” bên cạnh việc kinh doanh hai loại dịch vụ chính là dịch vụ cho thuê buồng ngủ và dịch vụ phục vụ ăn uống còn có thêm hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch như: dịch vụ thể thao, giải trí ngoài trời, y tế, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, giặt là, internet, cho thuê phòng họp, đăng cai tổ chức hội thảo, hội nghị,…

Các cơ sở lưu trú du lịch 

Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch và nhu cầu du lịch, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách du lịch đã ngày càng quyết liệt nhằm thu hút khách (nhất là những khách có khả năng thanh toán cao).

Tham khảo:   Phòng chức năng (Line department) là gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng chức năng

Điều đó đã làm tăng tính đa dạng trong phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh và dẫn tới sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp với nhiều mức độ cung cấp dịch vụ khác nhau, nhằm vào những đoạn thị trường khác nhau, với các tên gọi ngày càng phong phú như: khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch,…. Chúng được gọi chung là các cơ sở lưu trú du lịch.

Theo Luật Du lịch Việt Nam, trong Điều 62 đã xác định: “Các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác”.

Khách sạn tuy chỉ là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch, song chúng hiện diện ở hầu hết các trung tâm du lịch trên thế giới với số lượng lớn và tồn tại dưới nhiều chủng loại khác nhau. Sản phẩm mà các doanh nghiệp khách sạn cung cấp hết sức đa dạng với nhiều mức chất lượng khác nhau và nhằm vào những đoạn thị trường khách khác nhau.

Trong quá trình “sản xuất” và bán các sản phẩm dịch vụ của mình, các cơ sở lưu trú du lịch không tạo ra sản phẩm mới và cũng không tạo ra giá trị mới. Hoạt động kinh doanh khách sạn thông qua việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật cùng với hoạt động phục vụ của nhân viên phục vụ trực tiếp tại các bộ phận cung ứng dịch vụ khác nhau đã giúp chuyển dần các giá trị từ dạng vật chất sang dạng tiền tệ dưới hình thức “khấu hao” và phí phục vụ.

Vì vậy, hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch không thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, mà thuộc lĩnh vực phi vật chất. Hay kinh doanh khách sạn thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Tham khảo:   Sa sút vốn (Capital Decay) là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tiễn

(Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh khách sạn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo