20. Kinh tế học

Kinh tế kế hoạch (Planned Economy) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: feminisminindia

Kinh tế kế hoạch (Planned Economy)

Định nghĩa

Kinh tế kế hoạch trong tiếng Anh là Planned Economy. Kinh tế kế hoạch còn được gọi là kinh tế kế hoạch hóa tập trung hay kinh tế chỉ huy. Đó là một hệ thống kinh tế trong đó mọi quyết định về sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa đều tập trung vào nhà nước. 

Đặc trưng

Nhà nước trực tiếp quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? 

Ví dụ điển hình về nền kinh tế kế hoạch

Hệ thống kinh tế kế hoạch đã từng tồn tại ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước đây. 

Ở các nước này, các nguồn lực cho sản xuất được phân bổ một cách tập trung thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội mà các cơ quan kế hoạch của nhà nước soạn thảo. Các xí nghiệp do nhà nước sở hữu và các hợp tác xã do nhà nước chi phối nắm giữ hầu hết các nguồn lực kinh tế của xã hội. 

– Thông qua các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế, nhà nước đã quyết định các hàng hóa hay dịch vụ cụ thể mà xã hội cần phải sản xuất. 

Tham khảo:   Hiệu ứng CNN (CNN Effect) là gì? Nguyên nhân và tác động

– Gắn với các chỉ tiêu sản lượng hàng hóa được giao, các xí nghiệp được nhà nước cấp vốn, được trang bị máy móc, thiết bị, được đầu tư xây dựng nhà xưởng, được giao vật tư, nguyên liệu, được tuyển dụng lao động… một cách tương ứng. 

– Các hàng hóa được sản xuất ra cũng được nhà nước chỉ định nơi tiêu thụ, được bán theo những mức giá mà nhà nước qui định. 

– Tiền lương hay thu nhập của những người lao động làm việc trong khu vực nhà nước (khu vực chính của nền kinh tế) bị qui định chặt chẽ theo hệ thống thang, bậc lương mà nhà nước ban hành với quĩ lương mà nhà nước cấp và khống chế. 

– Các xí nghiệp nhà nước có nghĩa vụ hoàn thành các chỉ tiêu sản lượng theo kế hoạch nhà nước giao. Các khoản lãi mà xí nghiệp tạo ra, về cơ bản bị nhà nước thu. Bù lại, khi bị thua lỗ, xí nghiệp được nhà nước trợ cấp, “bù lỗ”. 

– Các tổ chức sản xuất, hay thương mại trong nền kinh tế về thực chất là những tổ chức hoàn toàn lệ thuộc vào nhà nước. 

– Nhà nước điều hành nền kinh tế bằng một hệ thống kế hoạch chi tiết, phức tạp. 

Liên hệ thực tiễn

Trên thực tế, không có một nền kinh tế kế hoạch thuần túy. Tính phức tạp của việc ra quyết định một cách tập trung như vậy về mọi vấn đề kinh tế của xã hội khiến cho nó khó có thể thực hiện một cách trọn vẹn. 

Tham khảo:   Giai đoạn chạm đỉnh (Peak) trong chu kì kinh tế là gì? Đặc điểm

Ngay cả ở một nền kinh tế được kế hoạch hóa một cách tập trung cao độ như Liên Xô trước đây, một số quyết định kinh tế thứ yếu vẫn được thực hiện một cách phi tập trung. Chẳng hạn, với khoản tiền lương mà mình nhận được, người lao động vẫn có thể có quyền lựa chọn các hàng hóa cụ thể để tiêu dùng. 

Tuy nhiên, do các hàng hóa chủ yếu được bán trong các cửa hàng của nhà nước, theo giá cả và đôi khi là cả khối lượng mà nhà nước qui định, rõ ràng, sự lựa chọn này bị ràng buộc trong những giới hạn nhất định.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo