20. Kinh tế học

Kinh tế nâu (Brown Economy) là gì? Những hệ quả

Hình minh hoạ (Nguồn: greeneconomycoalition)

Kinh tế nâu

Khái niệm

Kinh tế nâu trong tiếng Anh được gọi là Brown Economy.

Kinh tế nâu đề cập tới quan điểm phát triển rất phổ biến trước đây, đó là phát triển kinh tế trước và xử ô nhiễm sau. “Nâu” ở đây để chỉ ô nhiễm môi trường và không hiệu quả về mặt sử dụng tài nguyên. 

Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) định nghĩa kinh tế nâu là “nền kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, bỏ qua các vấn đề xã hội, suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên”.

Hệ quả của kinh tế nâu

Trên thực tế, quan điểm của kinh tế nâu đã gây ra những tổn hại to lớn cho môi trường, như ô nhiễm không khí, nguồn nước, đại dương, suy thoái đất, mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học, gia tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2, CH4,… và biến đổi khí hậu diễn ra với qui mô toàn cầu (Millennium Ecosystem Assessment, 2005). 

Các hệ quả này đã quay trở lại đe dọa cuộc sống con người và gây ra tổn thất cho hoạt động kinh tế. 

Ví dụ ở Trung Quốc

Một ví dụ điển hình là nền kinh tế của Trung Quốc trước đây. Với quan điểm ưu tiên tăng trưởng kinh tế, quốc gia này đã đạt được những bước tiến nhanh chóng. 

Tham khảo:   Bảo hiểm lỗi và sơ suất (Errors and Omissions Insurance - E&O) là gì?

Năm 2014, Trung Quốc trở thành nền kinh tế có qui mô số 1 thế giới, với tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là 17,4 nghìn tỉ USD tính theo sức mua tương đương, chiếm 16,5% GDP toàn cầu (IMF, 2014). 

Nhưng quốc gia này cũng đồng thời phải đối mặt với những hệ quả của nền kinh tế nâu, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái suy giảm nghiêm trọng, vốn diễn ra từ trước đó. 

Năm 2009, tổng tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP của Trung Quốc gấp khoảng 2,9 lần Mỹ, 4,9 lần của Nhật, 4,3 lần của EU và 2,3 lần mức bình quân của thế giới (International Energy Agency [IEA], 2010). 

Kể từ năm 2012, tỉ trọng nhập khẩu những tài nguyên, như dầu mỏ, quặng sắt và nhôm, đã vượt quá 50% (Drysdale & Hurst, 2012: 17).

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có trên 1 triệu người Trung Quốc thiệt mạng do ô nhiễm không khí, với nhiều thành phố lớn của nước này luôn nằm trong tốp đầu các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (WHO, 2016: 66). 

Ngoài ra, Bộ Bảo vệ môi trường của Trung Quốc trong một khảo sát qui mô lớn năm 2013 đã thừa nhận rằng 16.1% diện tích đất (tương đương với 1,5 triệu km2) và 19.4% đất nông nghiệp của nước này bị nhiễm độc kim loại nặng nghiêm trọng (FAO & ITPS, 2015: 13). 

Tham khảo:   Ưu tiên bàn giao mặt bằng khu vực dự trữ đất sân bay quốc tế Long Thành

Khoảng 1/3 các dòng sông và 60% nguồn nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm rất nặng (Han, Currell, & Cao, 2016). 

Đây là những hậu quả nghiêm trọng của nền kinh tế nâu và là bài học mà các quốc gia không muốn lặp lại.

(Tài liệu tham khảo: Phân biệt khái niệm kinh tế nâu, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, GV Nguyễn Hoàng Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo