20. Kinh tế học

Lợi ích kinh tế (Economic benefits) trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: lygsbtd)

Lợi ích kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Khái niệm

Lợi ích kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Economic benefits.

Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, nó phản ánh mục đích và động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế – xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định. 

Mỗi một con người hay xã hội muốn tồn tại và phát triển thì nhu cầu của họ phải được đáp ứng. Lợi ích và nhu cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lợi ích bắt nguồn từ nhu cầu và là cái để đáp ứng nhu cầu, nhu cầu làm nảy sinh lợi ích.

Phân loại 

Tuỳ góc độ xem xét mà ta có thể phân chia thành các nhóm, các loại lợi ích kinh tế khác nhau sau đây:

– Dưới góc độ khái quát nhất có thể phân chia hệ thống lợi ích kinh tế thành: Lợi ích kinh tế cá nhân, lợi ích kinh tế tập thể và lợi ích kinh tế xã hội.

– Dưới góc độ các thành phần kinh tế, có lợi ích kinh tế tương ứng với các thành phần kinh tế đó.

– Dưới góc độ các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, có lợi ích kinh tế của người sản xuất, người phân phối, người trao đổi, người tiêu dùng.

Mối quan hệ giữa các lợi ích

Dù cách phân chia có thể khác nhau nhưng các lợi ích kinh tế bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. 

Tham khảo:   Định luật Say (Say's law) là gì? Các nội dung liên quan đến Định luật Say

– Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: chúng cùng đồng thời tồn tại trong một hệ thống, trong đó lợi ích kinh tế này là cơ sở, là tiền đề cho lợi ích kinh tế khác. 

Chẳng hạn, có lợi ích kinh tế của người sản xuất, thì mới có lợi ích kinh tế của người trao đổi, người tiêu dùng và ngược lại. 

– Mặt mâu thuẫn biểu hiện ở sự tách biệt nhất định giữa các lợi ích đó dẫn đến xu hướng lấn át của lợi ích kinh tế này đối với lợi ích kinh tế khác. 

Do đó, nó có thể gây nên những xung đột nhất định, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế – xã hội. 

Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, thì các lợi ích kinh tế cũng mang tính đối kháng, do đó, nó dẫn đến những cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các giai cấp.

Trong thực tế, lợi ích kinh tế thường được biểu hiện ở các hình thức thu nhập như: tiền lương, tiền công, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, thuế, phí, lệ phí…

Vai trò của lợi ích kinh tế

Trong hệ thống lợi ích của con người nói chung bao gồm lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã hội, thì lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất, chi phối các lợi ích khác. 

Bởi vì, nó gắn liền với nhu cầu vật chất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất – là nhu cầu đầu tiên, cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội. 

Tham khảo:   Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (Vietnam Association of Mechanical Industry - VAMI) là gì?

Đồng thời, khi lợi ích kinh tế được thực hiện thì nó cũng tạo cơ sở, tiền đề để thực hiện các lợi ích khác. Đời sống vật chất của xã hội được phồn thịnh, thì đời sống tinh thần cũng mới được nâng cao.

Chính vì vậy, lợi ích kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất, là cơ sở, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi con người nói riêng, cũng như xã hội nói chung. Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế, của sự phát triển xã hội.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta hạ thấp vai trò của lợi ích chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã hội. 

Nhất là trong điều kiện mở rộng hợp tác, giao lưu kinh tế với các nước khác, phải quan tâm chú trọng không chỉ đến lợi ích kinh tế, mà cả lợi ích chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã hội. 

Trong những điều kiện đặc biệt (trong điều kiện chiến tranh, đất nước có giặc ngoại xâm…), thì thậm chí, lợi ích chính trị, tư tưởng, vấn đề an ninh, độc lập chủ quyền của quốc gia còn phải đặt lên trên hết và trước hết.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo