06. Quản Trị Nhân Sự

Kỹ năng cứng là gì? Top 9 kỹ năng cứng quan trọng

Kỹ năng cứng đề cập đến các kỹ năng kỹ thuật và thể hiện kiến ​​thức chuyên môn mà mỗi người mang lại giá trị trong một vai trò cụ thể. Nhà tuyển dụng ngày nay thường tìm kiếm những ứng viên có sự kết hợp giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, vừa cho thấy sự thành thạo ở các khía cạnh thực tế trong vai trò của mình, vừa có thể đóng góp vào môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng (Hard skills) là tất cả những tài năng, kiến thức, chuyên môn và trải nghiệm của một cá nhân, nhằm thực hiện nhiệm vụ hoặc xử lý công việc nhất định. Đây là những kỹ năng mang tính định lượng cụ thể, có thể được học thông qua giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm làm việc.

Kỹ năng cứng thường được đánh giá và đo lường dễ dàng hơn so với kỹ năng mềm (soft skills), nhưng chúng không phải là yếu tố duy nhất quan trọng cho một nghề nghiệp thành công.

Tầm quan trọng của kỹ năng cứng trong cuộc sống

Kỹ năng cứng đóng vai trò thiết yếu cho mọi công việc và trong cuộc sống hằng ngày. Không có kỹ năng cứng có nghĩa là thiếu chuyên môn, kiến thức cụ thể và không có bất kỳ kinh nghiệm thực tế nào, điều này sẽ khiến một người không thể đạt thành công và phát triển.

Bất kỳ công việc nào cũng yêu cầu người làm phải có những kỹ năng cứng phù hợp để thực hiện tốt công việc đó. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, cần phải nắm vững kiến thức về kỹ thuật, lập trình, mạng máy tính, hệ thống, cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, và các công nghệ liên quan khác,… mới có thể thực hiện được công việc.

Bên cạnh đó, kỹ năng cứng cũng rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng giúp chúng ta hoàn thiện khả năng và trang bị những kiến thức cần thiết. Ví dụ, kỹ năng viết giúp chúng ta truyền đạt ý kiến ​​một cách rõ ràng và thuyết phục. Kỹ năng quản lý tài chính giúp chúng ta lập kế hoạch tài chính cá nhân và đảm bảo sự ổn định trong tương lai.

Top 9 kỹ năng cứng cần có

Kỹ năng máy tính và tin học văn phòng

Kỹ năng máy tính và tin học văn phòng cực kỳ quan trọng và cần thiết trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Với sự phổ biến của máy tính và internet, hầu hết các ngành nghề đều yêu cầu nhân viên có kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm tin học văn phòng để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như soạn thảo văn bản, tính toán, quản lý dữ liệu,…

Kỹ năng máy tính và tin học văn phòng giúp cho người sử dụng có thể làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và năng lượng, tăng cường khả năng sáng tạo và đóng góp giá trị nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm tin học còn giúp cho người sử dụng có thể cập nhật kiến thức và thông tin mới nhất trong lĩnh vực của mình, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.

Lưu ý, không chỉ các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin mới yêu cầu người sử dụng có kỹ năng máy tính và tin học văn phòng. Các ngành nghề như kinh doanh, tài chính, giáo dục, y tế, và nhiều lĩnh vực khác cũng cần nhân viên có kỹ năng này để thực hiện các tác vụ hàng ngày.

Tham khảo:   Thuật dùng người của những công ty nổi tiếng thế giới

Kỹ năng ngôn ngữ

Kỹ năng ngôn ngữ cũng đặc biệt cần thiết trong thị trường lao động ngày nay, khi mà việc giao tiếp và truyền đạt thông tin trở thành yếu tố quan trọng của nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Thành thạo kỹ năng ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật,… giúp một người dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc.

Kỹ năng ngôn ngữ không chỉ giúp cho người sử dụng có thể làm việc hiệu quả hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mà còn giúp cho họ có thể tương tác và giao tiếp với người khác ở một cấp độ cao hơn, đặc biệt là trong môi trường làm việc đa dạng về ngôn ngữ và văn hoá.

Ngoài ra, kỹ năng ngôn ngữ còn giúp cho mỗi cá nhân có thể tiếp cận được nhiều kiến thức và thông tin mới, qua việc đọc sách, báo, tài liệu và các nguồn thông tin trực tuyến.

Kỹ năng vận hành và sử dụng máy móc

Đặc biệt là các ngành nghề như sản xuất, chế biến, xây dựng, nông nghiệp,… đều yêu cầu người sử dụng có kỹ năng vận hành và sử dụng máy móc để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian và năng lượng hơn.

Kỹ năng này còn giúp người sử dụng có thể điều khiển và vận hành các thiết bị, máy móc, công cụ một cách chính xác và an toàn. Điều này cũng góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động nhiều yêu cầu và kỳ vọng như hiện nay.

Kỹ năng phân tích dữ liệu

Kỹ năng phân tích dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, các doanh nghiệp có thể thu thập được rất nhiều dữ liệu từ khách hàng, người dùng và các hoạt động kinh doanh. Để tận dụng được giá trị của dữ liệu này, doanh nghiệp cần những người có kỹ năng phân tích dữ liệu giỏi, có thể xử lý và phân tích chúng một cách hiệu quả. Từ đó đưa ra những thông tin hữu ích để tối ưu hoá hoạt động kinh doanh.

Các kỹ năng phân tích dữ liệu bao gồm việc thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu bằng các công cụ và phần mềm liên quan. Kỹ năng này giúp mỗi cá nhân có thể đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu chính xác, kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hoá hiệu suất hoạt động.

Kỹ năng bán hàng, tiếp thị

Trong môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp đều cần những người có kỹ năng bán hàng, tiếp thị xuất sắc để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Kỹ năng bán hàng và tiếp thị giúp nhân viên đó có thể xác định được khách hàng mục tiêu, đưa ra các chiến lược tiếp thị, bán hàng phù hợp, thuyết phục khách hàng mua hàng một cách hiệu quả để tăng doanh số và lợi nhuận.

Ngoài ra, kỹ năng bán hàng còn giúp cho mỗi cá nhân có thể tạo, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng cường sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ, xây dựng một tệp lớn khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Kỹ năng viết

Kỹ năng viết giúp cho mỗi cá nhân có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác, súc tích, làm việc với văn bản một cách chuyên nghiệp và linh hoạt. Kỹ năng viết cũng giúp phát triển khả năng tư duy và sáng tạo, biến ý tưởng trừu tượng thành những văn bản cụ thể và dễ hiểu.

Tham khảo:   5 BÍ QUYẾT QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI DÀNH CHO GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Kỹ năng viết đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Marketing, học thuật, truyền thông, văn hóa. Giúp cho mỗi người có thể viết báo cáo, thư từ, đơn xin việc, hồ sơ xin học bổng và nhiều tài liệu khác một cách chuyên nghiệp và ấn tượng.

Kỹ năng tài chính

Kỹ năng tài chính bao gồm việc phân tích, đánh giá tài chính hiện tại, lập kế hoạch tài chính, quản lý thu nhập và chi phí, cân nhắc đầu tư, quản lý rủi ro tài chính. Kỹ năng này giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, đảm bảo một tương lai tài chính ổn định và bền vững.

>> : Khóa học Tài chính dành cho Lãnh đạo

Kỹ năng quản lý dự án

Đặc biệt là các lĩnh vực như Marketing, tài chính, kinh doanh,… rất cần những người có kỹ năng quản lý dự án, nhằm nắm rõ tổng thể dự án, biết cách xâu chuỗi và phân tích từng mảng công việc, nâng cao tỷ lệ thành công của các dự án, đạt được mục tiêu đề ra.

Các nhà tuyển dụng ngày nay cũng rất ưu tiên những người có kỹ năng này. Bởi nó cho thấy cá nhân đó có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề một cách logic và hiệu quả. Cho phép họ đưa ra các quyết định đúng đắn và giải pháp hợp lý trong quá trình thực hiện dự án.

Kỹ năng y tế

Kỹ năng y tế bao gồm các kỹ năng liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, cấp cứu cơ bản,… Việc nắm vững kỹ năng y tế giúp mỗi người có thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng sống

Phân biệt

Kỹ năng cứng

Kỹ năng sống

Khái niệm

Liên quan nhiều đến kỹ thuật, những kiến thức chuyên môn

Liên quan đến khía cạnh cá nhân và các mối quan hệ

Phương pháp phát triển

Được học thông qua đào tạo, những kinh nghiệm thực tiễn

Được học thông qua trải nghiệm cuộc sống và tương tác với người khác

Ví dụ

Các kỹ năng kỹ thuật, thiết kế, lập trình, quản lý dự án

Các mối quan hệ, khả năng sinh tồn, khả năng thoát hiểm, xử lý xung đột

Vai trò

Đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các công việc chuyên môn

Đóng vai trò quan trọng trong xây dựng mối quan hệ, thành công cá nhân và phát triển bản thân

Đánh giá

Được đánh giá thông qua các loại bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệp

Khó có thể đánh giá cụ thể, thường được đánh giá thông qua những phản hồi và quá trình quan sát của bản thân

Một số câu hỏi thường gặp về kỹ năng cứng

Top các kỹ năng cứng cần thiết cho sinh viên?

Sinh viên ở mỗi ngành nghề thì cần những kỹ năng cứng khác nhau. Tuy nhiên ngày nay, những kỹ năng cơ bản như kỹ năng học tập, nghiên cứu, viết, trình bày, kỹ năng tin học, ngoại ngữ,… là rất cần thiết đối với bất kỳ một sinh viên nào. Việc nắm vững các kỹ năng này giúp sinh viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này.

Tham khảo:   Nhân lực và cạnh tranh

>> Tham khảo: Các khóa học Kỹ năng chuyên nghiệp tại Học Viện Quản Lý Masterskills

Tiêu chí đánh giá của kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng có thể định lượng, đo lường thông qua:

  • Kiến thức chuyên môn: Đánh giá kiến thức và hiểu biết của mỗi cá nhân về lĩnh vực hoặc kỹ năng cụ thể. Điều này bao gồm kiến thức về nguyên lý, quy trình, công nghệ, các quy định và quy chuẩn liên quan.
  • Kỹ năng thực hành: Đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong vai trò của họ ở công ty. Bao gồm khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế, sử dụng công cụ và kỹ thuật một cách chính xác và hiệu quả.
  • Hiệu suất làm việc: Thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Nhà tuyển dụng luôn muốn thấy sự kết hợp của cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, sự khác biệt giữa hai loại này không phải lúc nào cũng dễ xác định. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, là khả năng nói chuyện và tương tác với đồng nghiệp hoặc khách hàng một cách chuyên nghiệp, hiệu quả thường được coi là một kỹ năng mềm, tuy nhiên giao tiếp bằng văn bản lại thường được coi là một kỹ năng cứng. Kỹ năng giao tiếp không phải là thứ mà chúng ta thường được dạy ở trường học hoặc kiếm được chứng chỉ, nhưng kỹ năng viết là thứ có thể học được thông qua trường lớp hoặc đào tạo.

Thể hiện cả kỹ năng cứng và mềm trong sơ yếu lý lịch có thể giúp mỗi người chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bản thân có khả năng kỹ thuật để thực hiện công việc cũng như kỹ năng giao tiếp, tổ chức để làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp của họ.

Tham khảo

  • Kỹ năng là gì? 3 Loại kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
  • Sở trường sở đoản của bản thân
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo