20. Kinh tế học

Lãnh thổ kinh tế (Economic Territory) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: ivey

Lãnh thổ kinh tế (Economic Territory)

Định nghĩa

Lãnh thổ kinh tế trong tiếng Anh là Economic Territory. Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lí chịu sự quản lí của nhà nước mà ở đó, dân cư, hàng hóa, tài sản và vốn được tự do lưu thông.

Chú ý

Với những quốc gia có biển, lãnh thổ kinh tế còn bao gồm các hòn đảo thuộc quốc gia đó và chịu sự điều chỉnh của các chính sách tài khóa, tiền tệ như đất liền. 

Ngoài ra các khu chế xuất hoặc các kho hàng, kho ngoại quan, các nhà máy bên ngoài bờ biển của một quốc gia, nhưng hoạt động dưới sự kiểm soát của hải quan quốc gia đó, cũng được coi là lãnh thổ kinh tế của nước này.

Từ đây, có thể rút ra định nghĩa đầy đủ về lãnh thổ kinh tế như sau:

Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lí của quốc gia đó cộng thêm các phần lãnh thổ nêu trên trừ đi phần lãnh thổ thuộc quốc gia đó nhưng được nước ngoài thuê, mượn, sử dụng trong các trường hợp nêu trên.

Thuật ngữ liên quan

Nền kinh tế là tập hợp toàn bộ các đơn vị thể chế là đơn vị cư trú hay thường trú. Do vậy, khi nói đến một nền kinh tế cụ thể người ta không quan tâm đến địa lí mà chỉ quan tâm đến tập hợp các đơn vị thể chế là đơn vị thường trú của quốc gia đó.

Tham khảo:   Khoảng trống suy thoái (Recessionary Gap) là gì? Nguyên nhân gây ra khoảng trống suy thoái

Một đơn vị thể chế được gọi là người cư trú (đơn vị cư trú) hay thường trú của một quốc gia nếu đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế tại lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó.

Một đơn vị thể chế được gọi là có trung tâm lợi ích kinh tế tại lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu đơn vị đó có trụ sở đơn vị, có địa điểm sản xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài, thường trên một năm.

Một đơn vị thể chế được gọi là người cư trú của một quốc gia nếu đơn vị đó có trụ sở đơn vị, có địa điểm sản xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian từ một năm trở lên trừ những trường hợp sau:

– Cá nhân: sinh viên, bệnh nhân, quân nhân và nhân viên ngoại giao (kể cả người nhà cùng đi) đang làm việc sinh sống ở nước ngoài trong các đại sứ quán, lãnh sự quán, căn cứ quân sự luôn là người cư trú của quốc gia mà họ ra đi, bất kể thời gian sống ở nước ngoài là bao nhiêu.

Tham khảo:   Hiệu ứng nhà chọc trời (Skyscraper Effect) là gì? Chỉ trích về hiệu ứng nhà chọc trời

– Tổ chức: các lãnh sự quán, đại sứ quán, căn cứ quân sự luôn là đơn vị thường trú của nước mà tổ chức đó làm đại diện.

– Các tổ chức quốc tế luôn là đơn vị thường trú của bất kì quốc gia nào trên thế giới.

Tóm lại, để xác định xem một tổ chức hay một cá nhân là người thường trú hay không thường trú của một nước, trước hết phải xem xét về mặt thời gian, sau đó xem những cá nhân và tổ chức đó có thuộc trường hợp ngoại lệ hay không.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo