22. Quản trị kinh doanh

Lập kế hoạch kế nhiệm (Succession planning) là gì? Đặc điểm

Ảnh minh họa. Nguồn: Robert Half.

Lập kế hoạch kế nhiệm

Khái niệm

Lập kế hoạch kế nhiệm tiếng Anh là Succession planning.

Lập kế hoạch kế nhiệm là một chiến lược để truyền lại vai trò lãnh đạo, thường là quyền sở hữu của một công ty cho một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên khác. 

Nó còn được gọi là “kế hoạch thay thế”, đảm bảo rằng các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trơn tru sau khi những người quan trọng nhất của công ty chuyển sang những cơ hội mới, nghỉ hưu hoặc qua đời.

Đặc điểm của Lập kế hoạch kế nhiệm

Lập kế hoạch kế nhiệm đánh giá từng kĩ năng của người lãnh đạo, xác định đối tượng thay thế tiềm năng cả trong và ngoài công ty và, trong trường hợp thay thế nội bộ, đào tạo những nhân viên đó để họ chuẩn bị tiếp quản công việc. Lập kế hoạch kế nhiệm không nên chỉ diễn ra một lần, mà lập kế hoạch kế nhiệm nên được đánh giá lại và cập nhật mỗi năm hoặc khi có những thay đổi trong công ty.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kế nhiệm khẩn cấp, trong trường hợp một nhà lãnh đạo chủ chốt cần được thay thế bất ngờ, và lập kế hoạch kế nhiệm dài hạn, để dự đoán những thay đổi của bộ máy lãnh đạo trong tương lai.

Tham khảo:   Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (State Capital Investment Corporation – SCIC) là gì?

Trong các tập đoàn lớn, hội đồng quản trị (không chỉ CEO) thường sẽ giám sát lập kế hoạch kế nhiệm. Ngoài ra, trong các tập đoàn lớn, lập kế hoạch kế nhiệm tác động không chỉ chủ sở hữu và nhân viên, mà còn cả các cổ đông. 

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và các công ty gia đình, lập kế hoạch kế nhiệm thường có nghĩa là đào tạo thế hệ tiếp theo để tiếp quản doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lớn hơn có thể đào tạo các nhân viên cấp trung để đảm nhận các vị trí cấp cao hơn trong tương lai.

Các bước lập kế hoạch kế nhiệm

1. Tuyển dụng

Lập kế hoạch kế nhiệm bắt đầu với các hoạt động tuyển dụng phù hợp với mục tiêu chọn các ứng viên có khả năng thăng chức theo thời gian. Ví dụ, một người có kinh nghiệm từ một công ty khác có thể được tìm hiểu và chuẩn bị cho một vị trí cấp điều hành.

2. Đào tạo

Đào tạo bao gồm phát triển các kĩ năng, kiến thức công ty và đào tạo chứng chỉ. Việc đào tạo có thể bao gồm nhân viên đào tạo chéo và đảm nhiệm các vị trí hoặc công việc khác nhau trong tất cả các bộ phận chính. Quá trình này có thể giúp người đó phát triển kĩ năng toàn diện và hiểu doanh nghiệp ở cấp độ chi tiết hơn. Ngoài ra, qui trình đào tạo chéo có thể giúp xác định nhân viên nào không có nhiều kĩ năng cần thiết để điều hành công ty.

Tham khảo:   Rào cản vô hình (Glass Ceiling) là gì?

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc