22. Quản trị kinh doanh

Lấy mẫu công việc (Work Sampling) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Vectorstock)

Lấy mẫu công việc

Khái niệm

Lấy mẫu công việc trong tiếng Anh gọi là: Work Sampling.

Lấy mẫu công việc là phương pháp đo lường năng suất lao động theo thời gian nhằm đánh giá tiến trình công việc.

Lấy mẫu công việc được sử dụng để đánh giá nhằm cải thiện tiến trình thực hiện công việc từ đó gia tăng hiệu quả công việc.

Lấy mẫu công việc dựa vào nguyên tắc thống kê để đánh giá tỉ lệ thời gian hữu ích nhằm tạo ra sản phẩm

(Theo Phương pháp Work sampling đánh giá năng suất lao động, TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí minh, Trung tâm CPA) 

Vai trò

Trong hoạt động của mình, các nhà quản lí thường bối rối và lúng túng khi nhân viên cấp dưới đặt vấn đề rằng họ quá nhiều việc và đề nghị tuyển thêm nhân sự. Vậy bao nhiêu nhân sự là vừa? 

Đánh giá hiệu quả công việc (Work sampling) là công cụ cải tiến năng suất và chất lượng được dùng để xác định tính hiệu quả trong công việc thông qua việc lấy mẫu thống kê và quan sát ngẫu nhiên. 

Tham khảo:   Cơ cấu tổ chức theo khách hàng (Customer organizational structure) là gì?

Chúng ta có thể sử dụng công cụ này để nghiên cứu những cán bộ công nhân viên thực hiện những công việc cố định nhằm xác định thời gian họ sử dụng cho công việc và hiệu quả đạt được từ đó tính toán ra số lượng nhân sự phù hợp sử dụng cho những công việc cụ thể đã được nghiên cứu.

Giải thích một số thuật ngữ liên quan:

(Theo Đánh giá năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ bằng phương pháp lấy mẫu công việc, Đại học Cần Thơ)

– Thao tác hiệu quả: là thao tác của người lao động mà trực tiếp tạo ra sản phẩm, ví dụ như thao tác cắt thép, thao tác đặt viên gạch lên khối xây,… 

– Thao tác phụ trợ: là thao tác của người lao động nhằm hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm, ví dụ như vận chuyển vật tư, đọc bản vẽ,… 

– Thao tác không hiệu quả: là thao tác mà không liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, ví dụ như đi lại tay không, tìm kiếm dụng cụ lao động,…

(Tài liệu tham khảo: Phòng Phát triển Năng suất, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thành phố Hồ Chí Minh)

Tham khảo:   Bảo dưỡng sửa chữa (Breakdown Maintenance) là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo