20. Kinh tế học

Lí thuyết cạnh tranh của trường phái Áo là gì? Đặc điểm lí luận

Hình minh hoạ (Nguồn: nikolauskimla)

Lí thuyết cạnh tranh của trường phái Áo

Khái niệm

Lí thuyết cạnh tranh của trường phái Áo tạm dịch sang tiếng Anh là Competition Theory of Austrian School.

Lí thuyết cạnh tranh của trường phái Áo không dựa vào lí luận giá cả mà với đặc trưng dựa vào phương pháp phân tích tâm lí chủ quan để giải thích hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội, là trường phái “ích lợi cận biên” có ảnh hưởng lớn nhất, còn gọi là “trường phái tâm lí”.

Lí thuyết cạnh tranh của trường phái Áo thể hiện một hướng đi khác so với quan điểm cạnh tranh của trường phái cổ điển mới, nó chỉ ra cạnh tranh trong thế giới hiện thực, khiến giới kinh tế học phải xem xét lại vấn đề cạnh tranh.

Đặc điểm lí luận

Đặc điểm lí luận của trường phái Áo bao gồm:

– Duy trì nguyên tắc chủ nghĩa cá nhân về phương pháp luận, việc tìm hiểu động cơ và thái độ của các cá nhân thành viên xã hội là con đường duy nhất tìm hiểu xã hội.

– Nhấn mạnh sự không hoàn bị về tri thức và thông tin trong xã hội hiện thực là điều không thể tránh khỏi.

Tham khảo:   Không thể thương lượng (Non-Negotiable) trong kinh tế vi mô là gì?

– Không tin chủ nghĩa tập thể, từ đó không tin quan điểm cho rằng, chính phủ làm tốt hơn cá nhân.

– Phản đối việc định lượng hoá vấn đề kinh tế vì trong kinh tế học không có cái gì vĩnh hằng về số lượng.

Nội dung

Trường phái Áo không phủ nhận trạng thái cân bằng của thị trường nhưng nhấn mạnh sự biến động của quá trình hướng tới mục tiêu nào đó, thông tin mới, phát minh mới sẽ làm thay đổi công nghệ, thị hiếu tiêu dùng và dư thừa tài nguyên. 

Bởi vậy, các yếu tố kích thích và cơ hội thu lợi nhuận thường xuyên xuất hiện ở những thị trường có công năng tốt.

Về quan điểm lí luận, trường phái Áo có những điểm khác với quan điểm hiện nay, chẳng hạn, theo trường phái này khi thị trường có sự độc quyền thì độc quyền không xoá bỏ cạnh tranh mà chỉ làm thay đổi phương thức cạnh tranh.

Trên thực tế có nhiều phương tiện cạnh tranh: cạnh tranh giá cả, cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh tiêu thụ, cạnh tranh sản phẩm mới, cạnh tranh kĩ thuật mới, cạnh tranh nguồn cung ứng mới, cạnh tranh loại hình tổ chức mới.

Tham khảo:   Bảo toàn vốn lưu động (Working Capital Preservation) là gì? Các biện pháp bảo toàn vốn lưu động

Sự ra đời của các chủ thể kinh doanh độc quyền cũng có ưu việt của nó, không có nghĩa là cạnh tranh suy yếu, mà khiến cho cạnh tranh tĩnh trở thành cạnh tranh động, chuyển theo hướng cạnh tranh có độ sâu hơn.

Hoặc về vấn đề chi phí xã hội của độc quyền, trường phái Áo có quan điểm không phù hợp với trường phái cổ điển mới (độc quyền làm giảm sản lượng và tăng giá), cho rằng độc quyền có thể mở rộng thế năng của người có tài năng và thu hẹp thế năng của người ít tài năng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo