22. Quản trị kinh doanh

Liên minh chiến lược (Strategic alliances) là gì? Nội dung chiến lược

Hình minh hoạ (Nguồn: blogs.kent.ac.uk)

Liên minh chiến lược

Khái niệm

Liên minh chiến lược trong tiếng Anh được gọi là strategic alliances.

Kể từ khi ra đời đến nay đã có nhiều cách hiểu về liên minh chiến lược

– Liên minh chiến lược được định nghĩa là thỏa thuận giữa các công ty hoặc đối tác để đạt các mục tiêu có lợi ích chung. Liên minh là một trong những cách thức mà các công ty quốc tế có thể lựa chọn, cách thức này chủ yếu dựa vào sự cộng tác giữa các công ty hoặc các đối tác. 

(Theo Trương Thị Nam Thắng, 2007, Liên minh – Một lựa chọn chiến lược của các hãng hàng không quốc tế, Kỉ yếu hội nghị khoa học kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương)

– Liên minh chiến lược là một dạng cơ bản của các chiến lược hợp tác. Liên minh chiến lược là sự hợp tác giữa các công ty. Khi đó, nguồn lực vốn và tiềm năng cơ bản được kết hợp để tạo ra những lợi ích chung. 

(Theo Strategic Management: Competition and Globalization, South – Western Publishing 2001)

– Liên minh chiến lược là thoả thuận họp tác giữa các công ty bên ngoài  phạm vi những quan hệ đối tác thông thường, nhưng không đề xuất vần đề hợp nhất hay hợp tác hoàn toàn.  

Tham khảo:   Quản trị viên là người tại nước sở tại (Host country national - HCN) là ai?

(Theo Giáo sư người Mỹ, Arhur Thompson và Lonny Strikland)

– Liên minh chiến lược là tổ hợp các công ty độc lập có ý định tiến hành một loại hình sản xuất chuyên biệt hay muốn thực hiện một dự án thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của nhau, thay vì tự hoạt động hay đi theo con đường sát nhập hoặc liên kết. 

(Theo Giáo sư người Pháp, Bemard Hanett và Pier Dusoge)

Phân loại chiến lược

– Liên minh chiến lược thông qua hình thức sở hữu cổ phần 

Là hình thức liên minh trong đó các bên đối tác sở hữu một tỉ lệ phần trăm nhất định cổ phần của doanh nghiệp nhằm kết hợp các nguồn lực và năng lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên minh. 

Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đã lựa chọn hình thức này để tiến hành đầu tư trực tiếp vào các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam… trong thời gian qua.

– Liên minh chiến lược không thông qua sở hữu cổ phần 

Là hình thức liên minh trong đó các bên tham gia liên minh thiết lập và phát triển các mối quan hệ thông qua các hợp đồng hợp tác để chia sẻ các nguồn lực riêng biệt nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. 

Tham khảo:   Lí thuyết đánh đổi tĩnh (Static Trade-Off Theory - STT) là gì?

Đối với hình thức liên minh này, các bên tham gia liên minh không thành lập chủ thể kinh tế độc lập và cũng không nắm giữ cổ phần của nhau. 

Do đó, so với hình thức liên doanh và liên minh thông qua sở hữu cổ phần, hình thức liên minh này ít chính thống hơn và đòi hỏi ít hơn sự cam kết và ràng buộc giữa các bên tham gia liên minh. 

Sự thiếu chính thống trong quan hệ và mức độ ràng buộc thấp hơn khiến cho hình thức liên minh này không phù hợp với các sự án kinh doanh phức tạp mà sự thành công của nó đòi hỏi sự hợp tác và chuyển giao một cách hiệu quả các kiến thức và kĩ năng phi văn bản.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Các loại chiến lược của doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo