20. Kinh tế học

Mất cân bằng (Disequilibrium) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: in-pharmatechnologist

Mất cân bằng (Disequilibrium)

Định nghĩa

Mất cân bằng trong tiếng Anh là Disequilibrium.

Cân bằng thị trường xảy ra khi lượng cung bằng lượng cầu. Các trường hợp còn lại, lượng cung lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng cầu được gọi là mất cân bằng thị trường hay thị trường không còn cân bằng nữa.

Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa về sự mất cân bằng như sau:

Mất cân bằng là một tình huống trong đó các lực lượng bên trong hoặc bên ngoài ngăn cản thị trường đạt đến điểm cân bằng hoặc tác động làm cho thị trường rơi khỏi điểm cân bằng.

Hiểu về trạng thái mất cân bằng thị trường

– Thị trường ở trạng thái cân bằng được cho là hoạt động hiệu quả vì lượng cung bằng với lượng cầu tại mức giá cân bằng. Trong thị trường cân bằng, không xảy ra hiện tượng thặng dư hay thiếu hụt hàng hóa.

Nhìn vào biểu đồ dưới đây, giá tại Pe là mức giá duy nhất khuyến khích cả người nông dân (nhà cung cấp) và người tiêu dùng tham gia trao đổi. Tại mức giá Pe, có sự cân bằng trong cung cầu về lúa mì.

Nguồn: Investopedia

Không phải lúc nào thị trường cũng giữ nguyên trạng thái cân bằng, sự thay đổi nhỏ về giá cả của hàng hóa, dịch vụ cũng ảnh hưởng đáng kể đến cung cầu trên thị trường. Khi điều này xảy ra, thị trường sản phẩm được cho là ở trạng thái mất cân bằng.

Tham khảo:   Du lịch y tế Diaspora (Diaspora medical tourism) là gì?

Lí thuyết này ban đầu được đưa ra bởi nhà kinh tế học John Maynard Keynes. Nhiều nhà kinh tế học hiện đại đã ví von bằng cách sử dụng thuật ngữ “mất cân bằng tổng thể” để mô tả trạng thái của thị trường như chúng ta thường thấy.

TH1: Lượng cung > Lượng cầu

Theo biểu đồ của thị trường lúa mì bên trên, nếu giá tăng lên P2, các nhà cung cấp sẽ sẵn sàng cung cấp thêm lúa mì từ kho dự trữ để bán trên thị trường, vì giá bán cao hơn mang lại lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể phản ứng lại với sự tăng giá của lúa mì bằng cách tiêu thụ ít đi (giảm lượng cầu lúa mì).

Khi sự mất cân bằng này xảy ra, lượng cung sẽ lớn hơn lượng cầu, và thặng dư sẽ tồn tại, gây ra tình trạng mất cân bằng. Thặng dư trong biểu đồ được biểu thị bằng chênh lệch giữa Q2 và Q1, trong đó Q2 là lượng cung và Q1 là lượng cầu.

Với lượng hàng hóa dư thừa trên thị trường, các nhà cung cấp muốn nhanh chóng bán lúa mì trước khi nó bị hỏng, từ đó tiến hành giảm giá bán. Lí thuyết kinh tế cho rằng trong một thị trường tự do, giá thị trường của lúa mì cuối cùng sẽ giảm xuống Pe khi thị trường tự hoạt động mà không có bất kì tác động nào.

Tham khảo:   Nghiệp vụ tung tin (Open Mouth Operations) là gì?

TH2: Lượng cầu > Lượng cung

Nếu giá thị trường cho lúa mì giảm xuống mức P1, người tiêu dùng sẵn sàng mua thêm lúa mì tại Q2 vì giá thấp hơn. Mặt khác, do giá thấp hơn giá cân bằng, người nông dân sẽ cung cấp ít lúa mì hơn trên thị trường (Q1) vì giá thấp có thể khiến người nông dân không thể trang trải chi phí sản xuất cận biên của họ.

Trong trường hợp này, khi Pe rơi xuống P1, hiện tượng thiếu hụt lúa mì sẽ xảy ra vì lượng cầu lớn hơn lượng cung. Khi các nguồn lực không được phân bổ hiệu quả, thị trường được cho là mất cân bằng. Trong thị trường tự do, người ta hi vọng rằng giá sẽ tăng lên mức giá cân bằng vì sự khan hiếm của hàng hóa buộc giá phải đi lên.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc