Kỹ năng Đàm phán thương lượng

Một Số Chiến Thuật Và Nguyên Tắc Trong Đàm Phán – Thương Lượng

Một Số Chiến Thuật Và Nguyên Tắc Trong Đàm Phán – Thương Lượng

Ngày nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong một cơ chế như thế, các cá thể, tập thể cần một lưu lượng giao tiếp rất lớn hàng ngày. Một trong các vấn đề cốt lõi của các cuộc giao tiếp là sự đàm phán và thương lượng. Chiến lược và chiến thuật đàm phán là điều rất quan trọng của một cuộc đàm phán thương lượng để có được kết quả hai bên cùng có lợi. Không phải đối tác nào cũng có cùng tư tưởng như vậy. Nhiều người chỉ muốn dành thắng lợi về phía họ. Tiếp theo đó, bạn phải có tính cách của một con người công tâm và đáng tin tưởng. Có như vậy đối tác mới tin ở bạn mà tiếp tục đàm phán.

Chiến thực và nguyên tắc khi thương lượng, đàm phán

  1. Chiến thuật “quậy” và quấy rối.

Chiến thuật này được áp dụng tùy lúc và thường cho các quan hệ ngắn. Nếu muốn quan hệ lâu dài, ít khi người ta dùng chiến thuật này. Nguyên tắc là họ “quậy” hoặc quấy rối cho đến khi phía bên kia chịu hết nổi mà phải nhượng bộ để thóat khỏi “của nợ”.

Cách tốt nhất là khôn khéo kiên quyết cự tuyệt ngay từ đầu. Chớ để họ leo thang đeo đẳng.

  1. Chiến thuật nóng giận không bình thường.

Đôi khi trong đàm phán – thương lượng, sự nóng giận không bình thường cũng dễ làm cho đối tác dễ dàng nhượng bộ để “thoát thân” như trong chiến thuật 1 kể trên, hoặc đối tác không muốn có bầu không khí “nóng” như vậy. Người nào có khả năng làm chủ được thần kinh có thể áp dụng chiến thuật này tương đối có hiệu quả.

  1. Chiến thuật nước đã chảy qua đập.

Khi nước đã chảy qua đập thì không thể nào quay ngược trở lại. Người ta áp dụng nguyên tắc này vào đàm phán – thương lượng. Một khi bạn đã nhượng bộ cái gì thì giá trị của nó trong đàm phán không còn nữa.

Nguyên tắc căn bản để đối lại với chiến thuật này là phải mặc cả. Mỗi khi nhượng bộ cái gì thì phải đòi hỏi một điều gì đó ở phía bên kia theo kiểu có đi có lại. Nếu không làm như vậy, bạn sẽ không có được điều gì ngoài mấy lời cảm ơn.

  1. Chiến thuật người tốt – người xấu hay chiến thuật hai mặt.

Nội dung của chiến thuật này như sau: Một người giả bộ đứng về phía bạn và giúp bạn giải quyết vấn đề. Lúc này anh ta là người tốt hay là mặt thuận. Nhưng khi đi đến gia đọan cuối cùng để phê duyệt thì anh ta lại là người xấu hay trở sang mặt nghịch. Lúc đó người xấu sẽ biết hết những điều chính yếu bạn đưa ra đàm phán và làm mất hết tác dụng đàm phán của bạn.

– Để đối phó với chiến thuật hai mặt thì bạn có thể áp dụng chiến thuật “dùng độc trị độc”. Trong ví dụ trên, bạn có thể nói là để tôi về hỏi ý kiến bà xã tôi. Hôm sau đến bạn nói là bà xã nhà tôi không cho phép tôi tiêu quá 38 “cây” vào việc xây nhà vì bà ta còn mua máy giặt, tủ lạnh và bếp ga nữa.

– Cách thứ hai là bạn có thể nói thẳng ra rằng anh ta là người hai mặt và bạn không bằng lòng với cách làm như vậy. Nếu anh ta có thể quyết định được ngay thì làm, còn không thì thôi.

– Cách thứ ba là mọi vấn đề sau khi đã thống nhất thì nên ký kết ngay rồi mới ra về chớ để dây dưa.

  1. Chiến thuật dồn nhau tới bờ vực nguy hiểm.

Chiến thuật này nhằm dồn đối tác tới bờ vực nguy hiểm, sau đó đe dọa là sẽ đẩy họ xuống vực nếu không chịu nhượng bộ. Tác dụng của chiến thuật này như con dao hai lưỡi, có thể là rất tốt và cũng có thể là rất xấu.

  1. Chiến thuật tâng bốc và hài hước trong đàm phán – thương lượng.

Tâng bốc và hài hước luôn luôn có nhiều tác dụng rất tích cực trong đàm phán – thương lượng. Nó sẽ giải tỏa một phần hoặc tòan bộ các bực tức hoặc đố kỵ giữa người với người. Nó là món giải trí nhanh và đơn giản cho mọi người tại bàn họp. Ngoài ra, nó còn có tác dụng khuyến khích mỗi bên có thái độ tích cực hơn. Những người thông minh tinh tế khi bị lỗi, nhất là làm cho người khác buồn hoặc bực, thường họ thay lời xin lỗi bằng các câu nói tâng bốc và hài hước làm vui lòng cả hai.

  1. Chiến thuật đặt các điều kiện và giới hạn khống chế.
Tham khảo:   8 Bí quyết đàm phán thành công

Chiến thuật này nhiều khi có tác dụng rất tốt. Chúng ta biết rằng thường thì các quyết định quan trọng lại nằm ở 1/4 thời gian cuối cùng. Giới hạn thời gian là một chiến thuật mà người ta đưa ra để khống chế đối phương. Ngoài ra, người ta còn đưa ra các điều kiện và giới hạn cho giá cả, không gian hoặc là thông tin… khi bên kia đưa ra điều kiện và giới hạn thì nguyên tắc là bạn không được chấp nhận ngay. Tốt nhất là hỏi họ xem tại sao họ lại đặt các điều kiện và giới hạn ra như vậy. Mặt khác, bạn cũng vạch sẵn các điều kiện và giới hạn cho chính bản thân bạn trước khi vào đàm phán – thương lượng, coi đó như các mục tiêu mình phải đặt đến.

  1. Chiến thuật đẩy vấn đề vào sự đã rồi.

Đây là chiến thuật mà trong đó người ta cứ im lặng mà làm hoặc tiến hành công việc mà không hỏi han hay đàm phán – thương lượng. Đến khi bị phát hiện ra thì người ra giả bộ không biết điều đó và xin lỗi, hứa không bao giờ mắc phải lần thứ hai. Sự việc dù sao đã rồi và cả hai cùng chấp nhận.

Đây là chiến thuật rất lợi hại. Muốn đối lại bạn phải có uy lực rất mạnh để trừng phạt và ngăn chặn. Có thể phải rất cương quyết đối với một trường hợp để làm gương cho các trường hợp khác.

  1. Chiến thuật tung ra bằng chứng và các số liệu thống kê.

Nếu có các bằng chứng và số liệu thống kê và biết đưa ra đúng lúc đúng chỗ thì bạn sẽ có nhiều lợi thế để áp đảo đối tác. Bạn phải kiểm tra lại các bằng chứng và số liệu thống kê xem chúng có chính xác không. Nếu chúng không chính xác mà bạn lại đưa ra, khi đối phương phản lại và chứng minh chúng là những bằng chứng và số liệu không thực thì bạn sẽ mất đi uy tín và tư cách trong đàm phán – thương lượng. Cuối cùng, bạn sẽ rơi vào thế yếu.

Để đối lại chiến thuật kể trên, bạn có thể hỏi về tính pháp lý của bằng chứng và số liệu, các bằng chứng đó ở đâu ra và hiện chúng có phù hợp với trường hợp đang đề cập hay không? Thứ hai là bạn có thể “hõan binh” để có thêm thời gian để kiểm tra các bằng chứng và số liệu do đối tác đưa ra và tìm kiếm các bằng chứng và số liệu của mình để đối phó lại.

  1. Chiến thuật lấy cái nọ bù cái kia.

Đây là chiến thuật thường được các cơ quan tổ chức và công ty áp dụng ở Việt Nam hiện nay khi các biện pháp quản lý tài chính chưa chặt chẽ.

  1. Chiến thuật bắt chẹt.

Khi biết bên kia có những yếu điểm không tốt, bạn có thể bắt chẹt bằng cách nói ra các yếu điểm đó, tạo lợi thế cho bạn.

Đầu tiên bạn có thể hõan lại chút ít chứ đừng thừa nhận ngay để kiểm tra lại xem các thông tin mà phía bên kia đưa ra để bắt chẹt có xác đáng và phù hợp không. Thứ hai là bạn có thể áp dụng chiến thuật mặc cả nếu như bạn có những ưu điểm khác tốt hơn.

  1. Chiến thuật trì hõan.

Khi một đối tác đệ trình cho bạn một đề nghị, đôi khi bạn không cần phải có phản ứng ngay mà cần phải trì hõan để có thời gian xem xét chính xác đề nghị của đối tác và chuẩn bị kỹ lưỡng các đối sách của mình.

Bây giờ bạn ở cương vị người gửi đề nghị của mình cho đối tác. Đối tác trì hõan và không trả lời ngay. Lúc đó bạn áp dụng “tương kế tựu kế”, tức là trong thời gian đó bạn cũng chuẩn bị các đối sách của mình. Cách thứ hai là bạn có thể rút lui đề nghị. Cách thứ ba là bạn có thể đưa ra điều kiện để ngăn chặn. Ví dụ nếu trả lời ngay thì giá như thế còn nếu sau một tuần thì giá sẽ khác.

  1. Chiến thuật lừa phỉnh.

Trong họat động kinh tế đôi lúc và đôi khi cũng cần phải áp dụng chiến thuật lừa phỉnh nhất định, với điều kiện các sự việc lừa phỉnh đó mang lại điều tốt đẹp sau này chứ không phải là bản chất hoặc tính cách của bạn.

Cách tốt nhất là trì hõan để kiểm tra lại những điều mà bên kia đưa ra. Các thứ hai là nếu bạn có bằng chứng hoặc số liệu thì đưa ra ngay để phản lại sự lừa phỉnh.

  1. Chiến thuật đưa ra yêu cầu làm theo thông lệ hoặc quy định thông thường.
Tham khảo:   6 Kỹ Thuật Trong Nghệ Thuật Đàm Phán Và Thương Lượng

Khi thấy các thông lệ hoặc quy định thông thường có lợi cho mình, người ta thường đưa ra các thông lệ hoặc quy định thông thường đó, làm sao cho mình có lợi tối đa. Thông lệ hoặc quy định thông thường có tính thuyết phục rất cao, ít khi phải đàm phán – thương lượng nhiều.

Bạn có thể mặc cả hoặc chấp nhận một phần nào đó và nói rằng: Thông lệ là như thế nhưng tôi muốn như thế này cơ. Nếu không được bạn có thể giả bộ bỏ đi.

  1. Chiến thuật không bao giờ đồng ý ngay cho đề nghị đầu tiên.

Đây vừa là chiến thuật trong đàm phán – thương lượng vừa là quy luật tâm lý xã hội trong cuộc sống. Cái gì đạt được dễ dàng, nhất là không mất công sức, thì thường bị coi rẻ và hạ thấp.

Nếu bạn bán nhà. Sau khi nói giá xong, người mua trả giá. Bạn chấp nhận ngay. Thế là bạn đã sai lầm rồi đấy. Vì thế nào người mua cũng nghĩ là họ đã bị hớ và có thể rút lui ngay. Hoặc ngược lại, nếu người mua chấp nhận mua ngay với giá bạn đưa ra mà không trả giá thì thế nào bạn cũng nghĩ là bạn đã ra giá hớ. Nguyên tắc là không chấp nhận ngay lời đề nghị đầu tiên trong một số trường hợp nhất định.

Nếu bạn gặp phải hoàn cảnh này bạn phải tính tóan để đóan biết ý định của đối tác qua các cử chỉ không lời, tuy rằng miệng nói là không đồng ý. Sau đó giả bộ bỏ đi hoặc trong trường hợp lỡ có đồng ý rồi thì nói rằng tôi còn phải hỏi ý kiến bà xã (hay cấp trên), rồi sau đó tìm cách mà tháo gỡ sau.

  1. Chiến thuật chia cắt đối phương để thương lượng.

Nguyên tắc của chiến thuật này giống như trong quân sự. Nếu chinh phục cả tập đòan lớn (hay một nhóm) thì rất khó khăn. Cho nên người ta chia nhỏ đối phương để mà chinh phục từng phần, rồi sau đó chinh phục tòan bộ. Trong nhiều trường hợp, chính những bộ phận của phía bên kia bị chinh phục lại tự thuyết phục các bộ phận khác còn lại của họ, tạo thuận lợi cho ta.

Phải phát hiện ra chiến thuật này của đối tác. Kêu gọi hoặc đưa ra chính sách đòan kết nhất quán trong nội bộ.

  1. Chiến thuật đối tác đến tham quan cơ sở của mình.

Mời đối tác tham quan cơ sở của mình là một việc làm mang lại những lợi thế đáng kể. Bởi vì trên bàn đàm phán, thông qua tài liệu quảng cáo, đối tác rất khó hình dung ra cơ ngơi và chất lượng bên trong của bạn. Khi đến tham quan họ sẽ tận mắt nhìn thấy và in sâu hơn vào tâm trí của họ về họat động thật của bạn. Ngoài ra, khi đã mất thời gian và công sức đi tham quan như vậy, đối tác thường có thiện chí tốt hơn. Các đối tác nước ngoài thường hay áp dụng chiến thuật này đối với các đối tác Việt Nam. Một chuyến tham quan Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông… với khách sạn 5 sao và quà cáp đối với một công ty thì chả đáng là bao, nhưng việc đó mang lại lợi nhuận to lớn đối với công ty họ. Nhiều cán bộ của ta do thiếu trình độ, khi sang tham quan thấy cái gì cũng lóe mắt cả lên. Khi về lại thì có những quà giá trị. Và rồi các hợp đồng được ký êm xuôi để sau đó các máy móc thiết bị đã xài rồi hoặc đã lỗi thời được đưa sang Việt Nam với giá của hàng hóa mới.

Khi được mời tham quan, bạn phải tỉnh táo làm chủ. Nguyên tắc tốt nhất là đừng để “hàm ơn” với đối tác. Bạn có thể tự tổ chức một chuyến đi tham quan bằng tiền và phương tiện của bạn hoặc công ty của bạn. Kế nữa là bạn áp dụng nguyên tắc cạnh tranh, tức là tham quan các cơ sở của đối tác khác để tiện bề so sánh. Cuối cùng là bạn phải tìm hiểu những người chê bai hoặc phàn nàn các đối tác mà mình đang làm việc với họ. Qua các sự phàn nàn này mà bạn tìm ra yếu điểm của từng đối tác một.

  1. Chiến thuật thuyết trình giới thiệu.
Tham khảo:   10 Bước giúp bạn nâng cao kỹ năng đàm phán

Đây là một việc làm gần giống như quảng cáo. Thuyết trình giới thiệu đã trở thành một nghệ thuật. Nghiên cứu, tổ chức và thuyết trình tốt, làm người nghe thấu hiểu những ưu thế và mặt mạnh của bạn là một chiến thuật mang lại ưu thế rất lớn cho phía bạn và công ty bạn.

Các công ty kinh doanh bao giờ cũng có phần giới thiệu công ty.

Làm được mà không nói được là một bất lợi lớn trong cuộc sống và kinh doanh buôn bán.

  1. Chiến thuật lập tuyến chắn.

Đây là chiến thuật hay được áp dụng phổ biến ngày nay trong các công ty và công sở. Các công ty, nhất là những người quan trọng, thường lập các tuyến chắn vòng ngoài, đó là các thư ký. Thư ký có thể ví như một vùng “phi quân sự”. Mọi điện thoại và mọi quan hệ với thủ trưởng đều phải qua thư ký. Nhiều người dặn trước cho thư ký của họ những vấn đề gì và những ai thì mới chuyển điện thoại vào trong, còn ngoài ra thì chối khéo: “Thủ trưởng đi vắng”. Nhiều thư ký sắc sảo còn chủ động dàn sếp các cuộc gặp gỡ cho sếp nếu thấy lợi cho sếp hoặc bản thân, và cũng “ỉm” ngay mọi đề nghị từ bên ngoài nếu thấy không có lợi cho sếp hoặc bản thân.

  1. Chiến thuật ăn vạ bị xúc phạm hoặc bội ước.

Đây là chiến thuật mà những người đàm phán sắc sảo hay áp dụng để tấn công hoặc phòng thủ. Họ chú ý đến các sơ hở của bên kia, sau đó “ăn vạ” cho rằng bị xúc phạm hoặc bội ước, để:

  1. Phục vụ ý đồ tấn công.

– Họ ép bên kia phải nhượng bộ.

  1. Phục vụ ý đồ phòng thủ hoặc rút lui.

– Họ rút êm mà bên kia không dám trừng phạt.

Nếu bạn rơi vào trường hợp trên, câu đầu tiên là cứ xin lỗi. Sau đó hỏi họ và yêu cầu làm sáng tỏ xem bạn đã xúc phạm hoặc bội ước các gì và tại sao họ lại nghĩ như vậy. Hỏi họ xem họ có hiểu bạn trình bày sao. Điều quan trọng là phải cứng rắn không mủi lòng trước những tình cảnh giả tạo.

  1. Chiến thuật khai thác thông tin qua các đối tác đang cạnh tranh nhau.

Chiến thuật này khi muốn chọn mua một cái gì, thuê hợp đồng một dịch vụ gì đó hay chọn một đối tác để hợp tác kinh doanh, khi mà kiến thức của mình rất hạn chế về mặt hàng, lĩnh vực dịch vụ hoặc đối tác muốn bắt tay với chúng tôi. Nguyên tắc là: để cạnh tranh, đối thủ này bao giờ cũng nêu ra các điểm yếu của đối thủ kia để “tiêu diệt” và làm nổi bật ưu thế của mình. Qua các lời “công kích” nhau như thế, tôi còn yêu cầu họ phân tích sâu hơn, tại sao lại nói là đối thủ kia yếu thế này thế nọ.

Cuối cùng, không những kiến thức của tôi được tăng cường mà tôi còn biết hết những yếu điểm của tất cả.

 Khóa học KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN THƯƠNG LƯỢNG của Viện MasterSkills đảm bảo đem đến cho bạn một chất lượng đào tạo hiệu quả nhất.

Tham khảm chi tiết hơn tại : https://masterskills.org/Negotiation-skills-training.htm

—————— ** —————–
👉 Học viện Masterskills Vietnam 👈
 Văn phòng: Lầu 9, Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
 Thời gian làm việc: Từ 8h30 ~ 17h00 (Từ Thứ hai đến Thứ sáu)
 Học tại Tp.HCM: Tầng 2, Tòa nhà TS Building, Số 17, Đường số 2, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, Tp.HCM
 Học tại Hà nội: Tầng 7, Trung Tâm TM Vân Hồ, Số 51, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
 Tel.(028) 22 194 047
 Email:info@masterskills.org

ST

Trả lời

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo