10. Phát Triển Năng Lực Cá Nhân, Kỹ năng Đàm phán thương lượng

Kỹ năng đàm phán hợp đồng và các nguyên tắc đàm phán

1. Kỹ năng đàm phán hợp đồng là gì?

Kỹ năng đàm phán hợp đồng là kỹ năng khá thông dụng và cũng yêu cầu nhiều kinh nghiệm. Đàm phán hợp đồng là thực hiện một hoặc nhiều cuộc đối thoại, thương lượng giữa 2 bên hoặc nhiều bên có ý muốn quan hệ đối tác với nhau nhằm mục đích tiến đến một thỏa thuận chung đáp ứng yêu cầu cá nhân hoặc yêu cầu hợp tác kinh doanh của các bên tham gia đàm phán.

Ở giai đoạn đàm phán, chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đàm phán (chỉ khi ký kết hợp đồng mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ).

Đối với việc đàm phán hợp đồng thường được thực hiện trước khi các bên quyết định ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, có một số trường hợp cũng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Hợp đồng (trong các trường hợp đàm phán để sửa đổi, bổ sung Hợp đồng do tình hình khách quan mới phát sinh hoặc do ý chí của các bên bằng các “phụ kiện hợp đồng”, thường có dữ liệu trong Hợp đồng chính).

2. Các nguyên tắc đàm phán

  • Đảm bảo nguyên tắc tự do trong đàm phán: Xuất phát từ nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận và tự do giao kết hợp đồng. Có tự do đàm phán mới có tự do giao kết hợp đồng, mới có tự do cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Sự tự do đàm phán và giao kết hợp đồng là rất cần thiết nhưng không phải là tuyệt đối, mà phải dựa trên cơ sở điều chỉnh của pháp luật và còn để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đối tác.
  • Mời đàm phán: Việc gửi lời mời và việc chấp nhận lời mời đàm phán là bước khởi đầu của tiến trình đàm phán của các bên tham gia (bên đề nghị hoặc bên chấp nhận đề nghị). Lời mời đàm phán chỉ là khởi động ban đầu của một phía muốn giao dịch, nên chưa phải và không nên hiểu lầm là một đề nghị giao kết hợp đồng.
  • Đảm bảo không phát sinh trách nhiệm dân sự khi đàm phán bị thất bại: Không có quy định pháp lý nào ràng buộc quá trình đàm phán phải đạt được kết quả, nên các bên không phải chịu trách nhiệm một khi đàm phán bị thất bại. Mỗi bên trong đàm phán có quyền từ bỏ cuộc đàm phán, ngay cả vào giờ chót, mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm dân sự bồi thường cho phía bên kia các thiệt hại về tất cả loại chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán, cả về thời gian và cơ hội kinh doanh bị mất đi.
  • Sự điều chỉnh của luật pháp trong quá trình đàm phán hợp đồng: phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong giai đoạn đàm phán. Để phòng ngừa các rủi ro, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên
  • Nghĩa vụ cung cấp thông tin:mỗi bên tham gia đàm phán phải có trách nhiệm tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến giao dịch, tự bảo vệ quyền lợi của chính mình chứ không thể trông chờ vào thiện chí của phía bên kia. Nhưng họ cũng có thể chỉ cung cấp thông tin mà đối tác yêu cầu, lựa chọn thời điểm cung cấp có lợi nhất hoặc từ chối không cung cấp.
  • Hợp đồng hoá giai đoạn đàm phán: Các bên đàm phán có thể ký kết với nhau một hoặc nhiều thỏa thuận nhằm mục đích lập kế hoạch đàm phán, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên thống nhất hoặc ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho việc đàm phán và ký kết các hợp đồng cụ thể về sau.
Tham khảo:   Những điều cần tránh để đàm phán không thất bại

3. Một số lỗi khi đàm phán hợp đồng

  • Lỗi về hình thức hợp đồng;
  • Ký kết hợp đồng và việc uỷ quyền ký kết hợp đồng;
  • Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự;
  • Nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng;
  • Mặt hình thức của hợp đồng;
  • Mặt nội dung của hợp đồng;
  • Đảm bảo đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội;
  • Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện;
  • Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
  • Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng.
  • Giải thích thuật ngữ:
  • Mục lục hợp đồng
  • Điều khoản về cách thức giải thích hợp đồng.
  • Trong quan hệ làm ăn
  • Quy định điều khoản về sửa đổi, bổ sung hợp đồng;

4. Các thắc mắc liên quan đến kỹ năng đàm phán hợp đồng

Kỹ năng đàm phán hợp đồng có phải kỹ năng cần thiết của Luật sư không?

  • Kỹ năng đàm phán là một trong các kỹ năng cần thiết của Luật sư. Luật sư cần trau dồi và luyện tập để có thể đàm phán thành công với đối tác hoặc khách hàng.
Tham khảo:   Quản lý tài chính cá nhân là gì? 9 nguyên tắc và công cụ hỗ trợ quản lý phổ biến nhất

Kỹ năng đàm phán hợp đồng có phát sinh trách nhiệm dân sự không?

  • Không có qui định pháp lý nào ràng buộc quá trình đàm phán phải đạt được kết quả, nên các bên không phải chịu trách nhiệm một khi đàm phán bị thất bại.
  • Mỗi bên trong đàm phán có quyền từ bỏ cuộc đàm phán, ngay cả vào giờ chót, mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm dân sự bồi thường cho phía bên kia các thiệt hại về tất cả loại chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán, cả về thời gian và cơ hội kinh doanh bị mất đi.
  • Nguyên tắc tự do đàm phán và không phải chịu trách nhiệm đối với trường hợp đàm phán thất bại được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

Trong đàm phán có áp dụng các quy định pháp luật không?

  • Để phòng ngừa các rủi ro, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên trong trường hợp có sự thiếu thiện chí của một bên trong đàm phán hoặc do thiếu thông tin cần thiết, cho nên phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong giai đoạn đàm phán.
Tham khảo:   Giúp Công Việc Của Bạn Dễ Thở Hơn Với 9 Mẹo Tâm Lý Nơi Công Sở

Hành vi trái pháp luật trong đàm phán có bị xử lý không?

  • Luật Việt Nam chưa có qui định cụ thể các trường hợp nào đàm phán thiếu thiện chí và trong thực tế ở Việt Nam, cũng chưa gặp trường hợp kiện tụng đòi bồi thường do lỗi trong quá trình đàm phán gây ra.
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo