10. Phát Triển Năng Lực Cá Nhân, Kỹ năng Đàm phán thương lượng

Kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng? Cách phát huy kỹ năng đàm phán tối ưu

Kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với công việc tuyển dụng. Đàm phán giúp tạo ra cầu nối chặt chẽ hơn giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp cả hai bên định hình; làm rõ và thống nhất hơn về các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Cùng TopDev tìm hiểu bài viết sau đây để nắm rõ những kỹ năng đàm phán cùng nhà tuyển dụng!

Thế nào là kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng?

Khi một cá nhân đã và đang làm việc tại một tổ chức/doanh nghiệp nào đó, việc xảy ra tranh chấp, bất đồng nảy sinh là điều khó tránh khỏi.

Đây có thể được xem là hệ quả của việc chưa có sự tìm hiểu, bàn bạc, thảo luận và thống nhất về cac quy chế, nhiệm vụ công việc, các yếu tố cần lưu ý đối với môi trường – văn hóa doanh nghiệp,…. Chính việc bạn chưa có kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng đã tạo ra các mâu thuẫn về ý kiến; những ảnh hưởng về quyền lợi, phát ngôn, các điều khoản hợp đồng tuyển dụng,…

kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng

Để giải quyết vấn đề này, không còn cách nào khác chính là trao đổi kỹ lưỡng và đánh giá thống nhất giữa các thể chế giúp xây dựng định hướng/lộ trình thực thi phù hợp. Do vậy, chúng ta có thể nhận thấy kỹ năng đảm phán cùng nhà tuyển dụng là rất quan trọng. Hãy cùng TopDev khái quát thế nào là đàm phán trong tuyển dụng nhé!

Đàm phán trong tuyển dụng là gì?

Nói một cách dễ hiểu, đàm phán trong tuyển dụng được dùng phạm vi hoạt động của lĩnh vực nhân sự. Đồng thời, mô tả quá trình thảo luận để đi đến một sự nhất trí trên cơ sở đồng thuận; thỏa hiệp giữa các bên về nhiệm vụ công việc; cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của hai bên và các bên liên quan (nếu có).

  Cách đăng tin tuyển dụng trên Facebook với 5 tuyệt chiêu tối ưu
  50+ tiêu đề tuyển dụng nhân sự cực ấn tượng, thu hút lượng tương tác cao

Những cuộc thương lượng mang đậm ấn về kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng là điều vẫn đang diễn ra. Cùng điểm qua top các chiến lược đàm phán hiệu quả dành cho bạn. Hãy lưu tâm để áp dụng; cải thiện kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng một cách tốt nhất.

Bỏ túi các tip giúp phát huy kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng

1. Nên biết về giới hạn của sự thương lượng

Đây là điều quan trọng mà hầu như nhiều cá nhân bỏ qua. Đừng thương lượng quá nhiều với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, đó lại là lần gặp gỡ đầu tiên.

2. Đàm phán thông minh – Không nên đánh giá quá thấp bản thân

Mỗi cá nhân đều có những thế mạnh của riêng mình. Đúng là việc nếu phô bày quá nhiều về bản thân; lấy đó là cơ sở để tạo ra sự thương lượng thì không điều khó hoàn toàn không nên; có thể gây ra tác dụng ngược. Tuy vậy, ứng viên cũng đừng quá tự ti, e ngại về năng lực của mình mà không dám thể hiện. Cơ hội không đến nhiều lần. Và bạn cần phải nắm bắt tốt chúng. Nếu bạn còn không tự tin với chính mình thì sao nhà tuyển dụng có thể tin tưởng bạn.

Tham khảo:   HOURENSOU - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VÀ TẦM QUAN TRỌNG TRONG CÔNG VIỆC

3. Xem xét và cân nhắc trước mọi lời mời thương lượng

Hãy ghi nhớ điều này để không phải chịu thiệt thòi của “ván cờ tuyển dụng”. Thường bên phía tuyển dụng dễ dàng đưa ra các lời mời họ. Họ sẽ làm mọi cách để khiến bạn chấp nhận lời thương lượng đó.

kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng

4. Hãy lắng nghe nhiều hơn

Sự lắng nghe và giao tiếp hiệu quả chính là hai yếu tố quan trọng giúp hoàn tiện kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng. Bạn cần có một sự điều tiết tốt trong lời nói. Khi tham gia đàm phán, việc lắng nghe giúp bạn ghi nhận những thông tin một cách chuẩn xác. Từ đó, bạn có sự phân tích; kết nối thông tin để đưa ra những lời đối đáp phù hợp nhất.

  Những từ cần tránh khi phát ngôn trong buổi Interview
  Tips lời khuyên giúp nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên hiệu quả

Nói ít đi và không nên vội vàng trong phát ngôn. Hãy đảm bảo bạn thật sự là một cá nhân trong hội thoại đàm phán. Việc bạn cân bằng giữa lắng nghe và suy nghĩ giúp phát ngôn tương tác của bạn có chiều sâu hơn, đúng trọng tâm và do vậy, quá trình thương lượng cũng diễn ra một cách tốt hơn.

Tham khảo:   8 Bí quyết đàm phán thành công

5. Khéo léo thương lượng

Khi đàm phán với nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải đưa ra những tiêu chí riêng. Đó có thể là một mức lương phù hợp với năng lực; một lời gợi mở về các định hướng lâu dài từ công ty; một mức lương dao động. Chính từ những cơ sở nội dung đó, nhà tuyển dụng sẽ xem xét dựa trên năng lực, cá tính, sự hòa hợp môi trường văn hía doanh nghiệp. Ví dụ thực tế trong việc đề xuất về mức lương mong muôn.

kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng

6. Đảm bảo thống nhất quyền lợi bình đẳng

Một điều cực quan trọng trong kỹ năng đàm phán cùng nhà tuyển dụng chính lả yếu tố thống nhất về tính quyền lợi. Thực tế, bạn cần hiểu mọi cuộc đàm phán cần có sự thuân thủ nguyên tắc “có qua có lại”. Nếu việc thương lượng giữa hai bên không có sự thống nhất về quyền lợi; hoặc chênh về quyền lợi sẽ tạo ra sự tranh chấp lớn. Ứng viên với nhà tuyển dụng khi tham gia đàm phán tức là bước vào giai đoạn của sự hợp tác. Vì thế, cần phải đảm bảo thống nhất về quyền lợi bình đẳng để giảm thiểu; loại bỏ các vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong quá trình tiếp nhận và thực hiện công việc.

Một số lỗi cần tránh khi phỏng vấn tuyển dụng – Bí quyết nâng cao kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng

Phỏng vấn tuyển dụng có mối tương quan lớn với việc thương lượng. Việc nắm bắt tốt một số lỗi cần tránh khi phỏng vấn tuyển dụng có một ý nghĩa quan trong để rèn luyện kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng.

1. Tuyệt đối không được vội vàng

Những cuộc đàm phán nhanh chóng đến rồi cũng sẽ sớm kết thúc. Kết quả đọng lại là những lời phát ngôn thiếu tính khả thi do quá trình thống nhất vẫn chưa được diễn ra. Do vậy, để thương lượng – phỏng vấn hiệu quả, bạn cần có sự nhẫn nại, lắng nghe cùng óc phân tích các vấn đề được đề cập xuyên xuốt. Nhờ việc theo dõi kỹ lưỡng đối phương, không vội vàng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được nhiều mấu chốt của vấn đề. Thậm chí, bạn còn biết được đâu là phần người nói muốn nhấn mạnh. Vì vậy, hãy thật sự lưu tâm bí quyết này nhé!

Tham khảo:   5 Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc

Những cuộc thương lượng kết thúc nhanh chóng bao giờ cũng không tốt. Mỗi cuộc Vì vậy, nếu như bạn nhận ra sự thay đổi khác thường nào đó thì có thể họ đang lợi dụng sự bất cẩn của bạn. Bạn cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo và tự hỏi 3 câu đã nêu ở điều 8 để những điều bất lợi không xảy ra với mình.

2. Tôn trọng và dè chừng đối thủ

Quá trình phỏng vấn – thương lượng không dễ dàng. Và chắc chắn bạn sẽ luôn gặp phải các thách thức tuyển dụng nhân sự. Một trong số đó là những câu hỏi khó khăn từ phía nhà tuyển dụng. Dù nhận được một câu hỏi nào liên quan đến các ứng viên khác. Bạn cần thể hiện mình là người tôn trọng đối thủ. Tất nhiên bạn nên có tự tin nhưng nó vẫn trong một giới hạn nhất định.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo