20. Kinh tế học

Nền kinh tế ngầm (Underground Economy) là gì?

Hình minh hoạ. Nguồn: hrwatchdog.calchamber.com

Nền kinh tế ngầm 

Khái niệm

Nền kinh tế ngầm trong tiếng Anh là Underground Economy hoặc Shadow Economy, Black Market hoặc Informal Economy.

Nền kinh tế ngầm chỉ các giao dịch kinh tế được coi là bất hợp pháp, vì bản chất hàng hóa hoặc dịch vụ trong giao dịch là bất hợp pháp hoặc do chúng không tuân thủ các tiêu chuẩn báo cáo của chính phủ. 

Các ví dụ của hoạt động kinh tế ngầm bao gồm mại dâm, bán thuốc phiện, lao động trốn thuế, buôn lậu hàng hóa để tránh phải trả thuế tại biên giới. Hoạt động buôn người cũng thuộc nền kinh tế ngầm, cũng như hàng hoá sao chép vi phạm bản quyền, các loài động vật đang quí hiếm, cổ vật và các bộ phận cơ thể người bị buôn bán trái phép.

Đo lường nền kinh tế ngầm

Rất khó để có thể đánh giá chính xác qui mô của nền kinh tế ngầm vì chúng vốn dĩ không chịu sự giám sát của chính phủ. 

Về mặt lí thuyết, tiền được chi tiêu mà không nằm trong các giao dịch được ghi lại là đại diện cho phạm vi của hoạt động thị trường chợ đen.

Ảnh hưởng của nền kinh tế ngầm

Tùy thuộc vào bối cảnh, nền kinh tế ngầm có thể có hại hoặc hữu ích. Ví dụ, ở các nước đang phát triển có nền kinh tế ngầm lớn, phần thuế không thu được từ doanh thu ngầm có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và cản trở việc cung cấp các chương trình công cộng.

Tham khảo:   Tự do hóa tài chính (Financial Liberalization) là gì? Xu hướng

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, những người tham gia vào nền kinh tế ngầm giữ sử dụng thu được từ phần thuế không phải nộp thường dùng số tiền này để đầu tư lại vào nền kinh tế, giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung và kích thích nhu cầu. 

Tình trạng này đặc biệt đúng ở các quốc gia nơi các khoản thu thuế bị giữ lại sẽ bị các quan chức chính phủ tham nhũng bòn rút.

Các hoạt động và những người tham gia nền kinh tế ngầm

Các hoạt động được coi là giao dịch kinh tế ngầm khác nhau theo từng nước, tùy thuộc vào luật pháp của quốc gia đó. Ở một số nước, rượu bị cấm mua bán, trong khi nhiều nước khác khuyến khích các nhà máy bia hợp pháp, nhà máy chưng cất và hoạt động phân phối rượu. 

Ma túy là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, nhưng ở một số nước và một số tiểu bang Mỹ đã hợp pháp hóa việc bán và sử dụng cần sa.

Ví dụ thực tế về hoạt động kinh tế ngầm

Đầu những năm 1900, những người nhập cư Mexico đã mang cần sa đến Mỹ. Trong cuộc Đại khủng hoảng, tỉ lệ thất nghiệp cao đã gây ra sự gia tăng đột biến trong tiêu thụ cần sa. Điều này kết hợp với tâm lí phân biệt chủng tộc đã dẫn đến việc các nghiên cứu gắn kết cần sa với tội phạm bạo lực. Do đó, đến năm 1931, 29 tiểu bang ở Mỹ đã cấm cần sa. 

Tham khảo:   Kinh tế học chi phí thực (True Cost Economics) là gì? Ví dụ về kinh tế học chi phí thực

Tuy nhiên, nhiều người cần sa là vô hại và tiếp tục mua bán chúng bất hợp pháp. Các nghiên cứu sau đó đã bác bỏ ý kiến cho rằng cần sa có liên quan đến tội phạm và tuyên bố loại thuốc này không gây nghiện và cũng không dẫn đến việc sử dụng các loại ma tuý khác. 

Những người ủng hộ lập luận rằng cần sa đã được chứng minh là có ích về mặt trị liệu trong điều trị các bệnh như ung thư và AIDS.

(Theo investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo