28. Quản Trị Marketing

Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) là gì? Các phương pháp gia tăng nhận thức thương hiệu

Hình minh họa. Nguồn: tisindia.com

Nhận thức thương hiệu

Khái niệm

Nhận thức thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Awareness.

Nhận thức thương hiệu là một thuật ngữ Marketing, mô tả mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm qua tên của nó. Tạo ra nhận thức thương hiệu là một bước quan trọng trong việc quảng bá một sản phẩm mới hoặc khôi phục lại một thương hiệu cũ. 

Trong trường hợp lí tưởng nhất, nhận thức về thương hiệu có thể bao gồm các phẩm chất phân biệt sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh.

Các sản phẩm và dịch vụ duy trì mức độ nhận thức thương hiệu cao có khả năng thu được nhiều doanh số hơn. Người tiêu dùng khi đối mặt với nhiều lựa chọn đơn giản là sẽ mua một sản phẩm có thương hiệu hơn là một sản phẩm có cái tên không quen thuộc.

Ví dụ trong ngành công nghiệp nước giải khát có nhiều loại nước ngọt không thể phân biệt được nếu loại bỏ bao bì của chúng. Những công ty khổng lồ trong ngành, Coca-Cola và Pepsi dựa vào nhận thức thương hiệu để biến thương hiệu của họ thành những thứ mà người tiêu dùng tiếp cận. 

Trong nhiều năm qua, các công ty này đã sử dụng các chiến lược quảng cáo và marketing nhằm tăng nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng và điều đó đã trực tiếp chuyển thành lượng doanh số cao hơn.

Tham khảo:   5 Bài Học Lớn Từ Chiến Lược Marketing Của Apple

Các phương pháp gia tăng nhận thức thương hiệu

Thông qua mạng xã hội

Các công ty hiện đang dành rất nhiều nguồn lực để thúc đẩy nhận thức thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Snapchat. Điều này đã dẫn đến các hình thức quảng cáo mới, trong đó chính người tiêu dùng tạo ra các cuộc thảo luận về các sản phẩm và dịch vụ mà họ ưa thích.

Người tiêu dùng cũng chia sẻ những trải nghiệm khó chịu, và các nhà tiếp thị đang thích nghi với thực tế đó bằng cách trả lời các đánh giá tiêu cực và giải quyết vấn đề của khách hàng, trong thời gian thực.

Các cách khác

Các ấn phẩm tuy không còn sức ảnh hưởng như trước, nhưng vẫn có những người tiêu dùng đọc báo và tạp chí. Quảng cáo được đặt một cách chiến lược, như tại các vị trí trong phần thích hợp của một tờ báo hoặc trong các ấn phẩm chuyên ngành có thể thu hút sự chú ý của người xem và tạo ra nhận thức thương hiệu.

Quảng cáo tại các địa điểm thực tế như bên trong các cửa hàng cũng được sử dụng để tạo nhận thức thương hiệu. Các sản phẩm được mua ngẫu hứng như bánh kẹo rất phù hợp để phân phối và quảng cáo tại các cửa hàng. Một công ty tiếp thị loại kẹo mới có thể phân phối sản phẩm tại địa điểm bán hàng để tạo nhận thức thương hiệu.

Tham khảo:   Phương pháp chỉ số đa yếu tố (Multiple Factor Index Method) là gì?

Tài trợ cho sự kiện cũng là một cách hiệu quả để tạo ra nhận thức thương hiệu. Các sự kiện từ thiện, thể thao và gây quĩ cho phép tên và logo của công ty xuất hiện nổi bật.

Ví dụ, một công ty bảo hiểm y tế có thể phát các gói thuốc in nhãn hiệu công ty miễn phí tại một cuộc thi marathon từ thiện. Điều này gắn kết thương hiệu với hành động thiện chí và cảm giác cộng đồng. Nhận thức thương hiệu tăng lên, và hình ảnh của công ty được ghi nhớ.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo