22. Quản trị kinh doanh

Phân tích chiến lược (Strategic analysis) là gì? Các mô hình phân tích chiến lược

Hình minh họa

Phân tích chiến lược (Strategic analysis)

Định nghĩa

Phân tích chiến lược trong tiếng Anh là Strategic analysis.

Phân tích chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường kinh doanh mà ở đó doanh nghiệp đang hoạt động nhằm hình thành các chiến lược.

Bản chất

– Có thể hiểu phân tích chiến lược là việc hình thành các phương án chiến lược khác nhau. Từ đó, nhà quản trị có nhiều phương án để có thể lựa chọn được chiến lược phù hợp nhất với điều kiện chủ quan và khách quan của doanh nghiệp mình. 

– Việc phân tích và lựa chọn chiến lược đều được dựa trên việc phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp.

Các thuật ngữ liên quan

Chiến lược kinh doanh (Business strategy) là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

Các mô hình phân tích chiến lược

(1) Ma trận SWOT

– SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).

 – SWOT là một mô hình tập hợp tất cả các phân tích yếu tố môi trường bên ngoài và yếu tố nội bộ trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham khảo:   Học thuyết thiết lập mục tiêu (Goal Setting Theory) của Edwin Locke

(2) Ma trận BCG

– Ma trận BCG hay ma trận tỉ lệ tăng trưởng thị trường và thị phần, được xây dựng nhằm đánh giá các đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp dựa trên hai chỉ tiêu là: Tốc độ tăng trường của thị trường và thị phần tương đối của doanh nghiệp.

(3) Ma trận GE

– Ma trận GE là một công cụ phân tích danh mục đầu tư nhằm đưa ra các chiến lược thích hợp cho các đơn vị kinh doanh chiến lược.

Vai trò của các mô hình phân tích chiến lược

– Các mô hình phân tích chiến lược có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp không chỉ trong quá trình hình thành và mà cả lựa chọn chiến lược. Có thể kể tới một số vai trò chủ yếu sau:

+ Một là, các thuật, mô hình phân tích chiến lược giúp doanh nghiệp hình thành được các phương án chiến lược nhằm đạt được tầm nhìn, tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu đã đề ra.

+ Hai là, ngoại trừ những tình huống quá đặc biệt mà doanh nghiệp phải đối mặt, nhìn chung các chiến lược được hình thành từ mô hình phân tích sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hợp .

Tham khảo:   Quản trị qui trình hoạt động kinh doanh BPM là gì? So sánh giữa ERP và BPM

+ Ba là, việc phân tích chiến lược còn là cơ sở cho việc đánh giá và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với bối cảnh thay đổi của môi trường kinh doanh.

(Tài liệu tham khảo: Phân tích và lựa chọn chiến lược, Tổ hợp giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo