22. Quản trị kinh doanh

Phân tích công việc (Job analysis) là gì? Ý nghĩa của phân tích công việc

Hình minh hoạ (Nguồn: hrmpractice)

Phân tích công việc

Khái niệm

Phân tích công việc trong tiếng Anh được gọi là job analysis.

Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. 

Đó là việc nghiên cứu các công việc để làm rõ: 

– Ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì?

– Họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào?

– Những máy móc, thiết bị, công cụ nào được sử dụng?

– Những mối quan hệ nào được thực hiện?

– Các điều kiện làm việc cụ thể?

– Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và các khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc

Trong tổ chức, do chuyên môn hóa lao động mà các nghề được chia ra thành các công việc. Mỗi công việc lại được tạo thành từ nhiều nhiệm vụ cụ thể và được thực hiện bởi một hoặc một số người lao động gọi là vị trí việc làm. Nghề, công việc, vị trí việc làm và nhiệm vụ được hiểu như sau:

– Nhiệm vụ: biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện, ví dụ: nhập thông tin từ hóa đơn bán hàng vào sổ kế toán.

Tham khảo:   Định vị giá trị nhân viên (Employee Value Proposition - EVP) là gì?

– Vị trí (vị trí việc làm): biểu thị tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người lao động, ví dụ: tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một nhân viên kế toán.

– Công việc: là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động.

Chẳng hạn, các nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi các nhân viên kế toán bán hàng theo ca mình phụ trách.

– Nghề: là tập hợp các công việc tương tự về mặt nội dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi người lao động có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có những kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện. 

Ví dụ: các công việc kế toán, kiểm toán và thủ quĩ đều thuộc nghề tài chính.

Ý nghĩa

Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhờ có phân tích công việc mà người quản lí xác định được các kì vọng của mình đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kì vọng đó; và nhờ đó, người lao động cũng hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. 

Tham khảo:   Vốn ngắn hạn (Short-term capital) là gì? Chu trình luân chuyển vốn ngắn hạn

Đồng thời là điều kiện để có thể thực hiện được các hoạt động Quản trị nhân lực được đúng đắn và có hiệu quả thông qua việc giúp cho người quản lí có thể đưa ra được các quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao… dựa trên các tiêu thức có liên quan đến công việc chứ không phải dựa trên những tiêu chuẩn mơ hồ và mang tính chủ quan.

Trong xu thế chung của ngày nay là công tác quản lí nhân sự ngày càng phải tuân thủ các yêu cầu ngày càng cao của luật pháp về nhân quyền và quyền bình đẳng của người lao động, phân tích công việc ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của quản trị nhân lực trong các tổ chức.

(Tài liệu tham khảo: Phân tích công việc, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo