24. Kinh doanh thương mại

Phương thức ghi sổ (Open Account) trong thanh toán quốc tế là gì?

Phương thức ghi sổ (Open Account)

Phương thức ghi sổ – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Open Account.

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kì như đã thỏa thuận.

Như vậy, về thực chất đây là phương thức thanh toán nợ còn khất lại, ngược với phương thức thanh toán ứng trước.  (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Đặc điểm của phương thức ghi sổ

– Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán.

– Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

– Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lực thanh toán.

– Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau.

– Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kì trong một thời gian nhất định.

Tham khảo:   Tàu Container (Container Ship) là gì? Phân loại tàu Container

– Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay.

Hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nước Anh và các nước EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ; bởi vì, giữa các nước này có sự tương đồng về văn hóa, tập quán kinh doanh, luật lệ, các khách hàng có mối quan hệ kinh doanh truyền thống, thường xuyên, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau.

Ưu điểm đối với các bên

Đối với nhà nhập khẩu

– Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hóa và chấp nhận hàng hóa.

– Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm.

Đối với nhà xuất khẩu

– Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các rủi ro trong thanh toán không phát sinh.

– Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lượng lớn, tăng được doanh thu và lợi nhuận.

– Ưu điểm cho cả người mua và người bán là không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu xử lí chứng từ, nên giảm được công việc giấy tờ, từ đó giảm được chi phí giao dịch.

Tham khảo:   Hiến chương ASEAN (ASEAN Charter) là gì?

Rủi ro đối với các bên

Đối với nhà nhập khẩu

– Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời gian, không đúng chủng loại và chất lượng.

Đối với nhà xuất khẩu

– Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc không thể thanh toán, hoặc chủ tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán.

Về lí thuyết, cho dù quyền sở hữu hàng hóa có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà xuất khẩu khó lòng mà kiểm soát được hàng hóa một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra, nhà nhập khẩu có thể dàn dựng tranh chấp về chất lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hóa như là những nguyên cớ để yêu cầu giảm giá.

– Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức ghi sổ phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo