24. Kinh doanh thương mại

Thời hạn thanh toán (Time for Payment) trong ngoại thương là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Minutehack)

Thời hạn thanh toán (Time for Payment) trong ngoại thương

Thời hạn thanh toán – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Time for Payment.

Thời hạn thanh toán trong ngoại thương là những qui định về thời điểm khi nào người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu, do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỉ giá, thanh khoản… đối với các bên tham gia hợp đồng. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Nếu lấy thời điểm giao hàng (chuyển giao quyền sở hữu) làm mốc, thì thời hạn thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau, hoặc kết hợp các cách này.

Các loại thời hạn thanh toán

Trả tiền trước

Theo qui định này, người mua phải trả cho người bán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng trước khi người bán chuyển giao hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua hoặc trong khoảng thời gian từ khi người bán chấp nhận đơn đặt hàng cho đến trước khi người bán thực hiện đơn hàng của người mua.

Mức tiền ứng trước nhiều hay ít phụ thuộc và thị trường là của người mua hay người bán. Nếu thị trường là của người bán, thì khả năng người mua phải ứng trước với một tỉ lệ lớn là dễ hiểu.

Tham khảo:   Khai hải quan (Customs declaration) là gì? Các hình thức khai hải quan

Ngoài ra, việc ứng trước tiền còn phụ thuộc vào tầm quan trọng của hàng hóa, thời hạn sản xuất của hàng hóa, mối quan hệ giữa các bên giao dịch và tập quán trong ngành buôn bán có liên quan.

Trả tiền ngay

Nếu lấy thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa làm mốc, thì thanh toán ngay bao gồm:

(1) Việc thanh toán diễn ra ngay khi người xuất khẩu đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua, nhưng hàng hóa chưa được bốc lên phương tiện vận tải. Căn cứ vào điều kiện thương mại quốc tế, thì người mua phải trả tiền cho người bán sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. 

Nghĩa vụ giao hàng theo Incoterms có thể là: Giao hàng tại xưởng (EXW), giao dọc mạn tàu (FAS), giao tại biên giới (DAF), giao cho người chuyên chở (FCA).

(2) Việc thanh toán diễn ra ngày khi người xuất khẩu đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải. Vì hàng hóa đã được sắp xếp trên phương tiện vận tải, nên trên chứng từ vận tải phải thể hiện “Shipper on board”, “On board” hay “Laden on board”.

(3) Việc thanh toán diễn ra ngay khi người xuất khẩu đặt bộ chứng từ hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua. Người bán sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán mà bộ chứng từ có thể được người mua chuyển trực tiếp, qua bưu điện, qua thuyền trưởng hoặc qua hệ thống ngân hàng quốc tế.

Tham khảo:   Hiệp định ILP (Import Licensing Procedures - ILP) là gì?

(4) Việc thanh toán diễn ra ngay sau khi nhà nhập khẩu nhận xong hàng hóa tại nơi qui định. Địa điểm nhà nhập khẩu nhận hàng có thể tại nước nhà xuất khẩu, tại nước người nhập khẩu hay tại nước thứ ba theo thỏa thuận.

Trả tiền sau

Cũng lấy thời điểm chuyển giao hàng hóa làm mốc, trả tiền sau hàm ý người bán giao hàng trước và thu tiền sau, hay nói cách khác, người bán cung cấp cho người mua một khoản tín dụng theo sự thỏa thuận giữa hai bên.

Theo truyền thống, thì các khoản nợ này được hoàn trả bằng tiền, tuy nhiên, ngày nay do phát triển hình thức gia công, hay hợp đồng hợp tác kinh tế, mà việc hoàn trả có thể thực hiện bằng hàng hóa do chính hợp đồng hợp tác tạo ra.

Trong thực tế, người ta có thể kết hợp cả ba cách trả tiền nêu trên, nghĩa là kết hợp trả trước, trả ngay và trả sau. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo