24. Kinh doanh thương mại

Quan hệ thương mại (Trade relations) là gì? Những thay đổi và phát triển

Hình minh hoạ (Nguồn: gbievents)

Quan hệ thương mại

Khái niệm

Quan hệ thương mại hay quan hệ kinh tế trong thương mại trong tiếng Anh được gọi là trade relations hay trading ties, commercial relations.

– Quan hệ thương mại là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. 

Theo nghĩa rộng, quan hệ kinh tế trong thương mại thực chất là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.

Cơ sở của việc hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội định ra sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau.

– Hệ thống các quan hệ thương mại trong nền kinh tế quốc dân là toàn bộ các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ. 

Tham khảo:   Hợp đồng kinh tế (Economic contract) là gì? Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Sự thay đổi và phát triển

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật và phân công lao động xã hội, các hình thức quan hệ kinh tế trong thương mại được hình thành và phát triển ở nhiều mức độ khác nhau.

Hệ thống các mối quan hệ thương mại trên luôn luôn thay đổi và phát triển theo hướng ngày càng trở nên phức tạp và hoàn thiện hơn. Xu hướng các mối quan hệ kinh tế trong thương mại ngày càng trở nên phức tạp là do:

– Thứ nhất, qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn làm cho quá trình mua bán hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn

– Thứ hai, mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới trong nền kinh tế

– Thứ ba, gia tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn

– Thứ tư, sự phát triển sản xuất kinh doanh trên những vùng mới làm cho thay đổi sơ đồ ghép giữa các doanh nghiệp vốn đã hình thành từ trước đây.

Tham khảo:   Phí phá vỡ hợp đồng (Break Fee) là gì?

– Thứ năm, chuyên môn hoá sản xuất phát triển

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị trường, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo