09. Quản Trị & Lãnh Đạo, Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Quản lý Sự Thay Đổi – Thách thức của Nhà Lãnh đạo

Tốc độ thay đổi nhanh chóng là thách thức lớn nhất của tôi” – theo Chủ tịch Fujitsu Singapore Wong Heng Chew. Triết lý của ông Chew trong việc đương đầu với Sự Thay Đổi là bài học giá trị cho những nhà Quản lý và Lãnh đạo Việt Nam.

“Tôi nghĩ người lãnh đạo nên nói về sự Thay đổi với nhân viên. Khi bạn trao đổi về vấn đề này, bạn sẽ cho nhân viên thấy được sự tồn tại của Thay đổi: nó đang diễn ra ngay trước mắt, nằm ngay trước ngưỡng cửa doanh nghiệp. Hãy nói về sự Thay đổi để nhân viên luôn được chuẩn bị sẵn sàng.” Ông Wong nói về một trong những kinh nghiệm quý báu của chính bản thân mình khi phải đối diện với những thách thức của Sự Thay Đổi như Fujitsu.

Sự thay đổi và thách thức của nhà lãnh đạo

Khởi đầu như một công ty viễn thông và điện toán, trải qua hơn 90 năm phát triển, Fujitsu hiện là nhà cung cấp dịch vụ Công nghệ Thông tin lớn thứ tư trên thế giới và số 1 tại Nhật Bản. Với lịch sử hoạt động lâu đời, Fujitsu đã chứng minh kinh nghiệm và khả năng của mình trong việc quan sát sự thay đổi của các xu hướng, chuyển động cùng xu hướng và ứng dụng chúng vào trong kinh doanh. Dù đó là Big Data, Internet of Things hay trí thông minh nhân tạo, Fujitsu luôn tìm ra những lợi thế cạnh tranh cho chính mình.

Tham khảo:   Giá trị cốt lõi là gì? Xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Với tư cách là một nhà lãnh đạo tại Fujitsu, ông Wong Heng Chew – Chủ tịch Fujitsu Singapore tin rằng, việc dẫn dắt nhân viên vượt qua thay đổi này tới thay đổi khác là điều cần thiết. Trong đó, trò chuyện và trao đổi dưới hình thức Coaching (Huấn luyện) là một phần quan trọng trong sự thành công của Quản trị sự Thay đổi. Ngài chủ tịch Fujitsu Singapore mô tả bản thân mình là một nhà lãnh đạo với phong cách gắn kếtÔng luôn muốn biết điều gì đang diễn ra với khách hàng cũng như chính nhân viên. “Tôi thuộc tuýt người có khả năng cảm nhận được người khác. Tôi muốn đồng hành cùng với nhân viên của mình, thay vì chỉ bước đi phía sau.

Những buổi coaching một – một hoặc theo nhóm cho phép nhân viên đặt các câu hỏi, làm sáng tỏ về sự thay đổi, cũng như nhận được những bình luận từ nhà lãnh đạo về sự lo lắng cũng như các mối quan tâm của họ. Coaching cũng là cơ hội để nhà quản lý nhận được những phản hồi từ nhân viên tuyến đầu, giúp nhà quản lý hiểu về sự thay đổi và các nỗ lực của Quản trị Thay đổi. Coaching hiệu quả thậm chí có thể giảm bớt những đối kháng và phát triển sự tương trợ đối với Quản trị Thay đổi trong toàn bộ tổ chức. “Tôi nghiên cứu cũng như trò chuyện với nhân viên của mình để thực sự hiểu những gì đang diễn ra trong ngành; từ đó cân nhắc việc lãnh đạo như thế nào cho hiệu quả.” – ông Wong chia sẻ.

Tham khảo:   BÀI HỌC SÂU SẮC DÀNH CHO GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Coaching chính là một trong những cách để Lãnh đạo gắn kết, thấu hiểu và phát triển nhân viên vượt qua mọi thách thức và thay đổi trong doanh nghiệp.

Lời khuyên của ông dành cho các nhà lãnh đạo khác?

“Nhân viên cấp dưới thực sự có những khó khăn. Dù bạn vừa tốt nghiệp hay đã có kinh nghiệm làm việc 10 năm, bạn vẫn cần phải học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cần thiết cho môi trường kinh doanh mới.” – ông Wong cho biết.

Quản trị sự Thay đổi – theo ngài Chủ tịch Fujitsu Singapore – thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với mọi nhà quản lý. Một lời khuyên để vượt qua thử thách này là hãy nói về nó, nói về sự Thay đổi. Tôi muốn nhắc lại ở đây một lần nữa:

Người lãnh đạo nên nói về sự Thay đổi với nhân viên. Khi bạn trao đổi về vấn đề này, bạn sẽ cho nhân viên thấy được sự tồn tại của Thay đổi: nó đang diễn ra ngay trước mắt, nằm ngay trước ngưỡng cửa doanh nghiệp. Hãy nói về sự Thay đổi để nhân viên luôn được chuẩn bị sẵn sàng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo