23. Chứng khoán

Rủi ro kinh doanh (Business risks) trong chứng khoán là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: stakeholdermap)

Rủi ro kinh doanh

Khái niệm

Rủi ro kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là business risks.

Rủi ro kinh doanh là sự biến động giá chứng khoán do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những thay đổi này có thể do các tác động từ bên trong doanh nghiệp, hoặc các tác động từ bên ngoài. 

Những thay đổi này làm thay đổi doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó làm thay đổi giá cổ phiếu. Rủi ro kinh doanh sẽ được đo lường bằng sự thay đổi của thu nhập thực tế so với thu nhập dự kiến của doanh nghiệp.

Cần lưu ý, lợi nhuận của doanh nghiệp là chỉ tiêu có tính danh nghĩa và bị ảnh hưởng của phương pháp kế toán, hơn nữa, nó chưa phản ánh thu nhập của cổ đông tương ứng với mỗi cổ phiếu. 

Do vậy, để tạo cơ sở tham chiếu và so sánh, cần điều chỉnh số liệu kế toán phù hợp và chi tiêu thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS sẽ có giá trị cao hơn trong phân tích. 

Nguyên nhân dẫn tới rủi ro

Rủi ro kinh doanh có thể xuất hiện do yếu tố nội sinh hoặc yếu tố ngoại sinh.

Yếu tố nội sinh phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của doanh nghiệp, như: yếu tố quản lí, cơ cấu và chất lượng tài sản. 

Tham khảo:   Thế chấp zero-coupon (Zero-coupon mortgage) là gì? Đặc điểm

Chẳng hạn, sự thay đổi nhân sự hội đồng quản trị và ban giám đốc, sự thay đổi cơ cấu sở hữu, cơ cấu tổ chức sẽ tác động tới thu nhập của doanh nghiệp, từ đó tác động tới giá cổ phiếu. 

Khi doanh nghiệp lựa chọn được đối tác chiến lược tốt, tạo cơ hội mới trong hoạt động kinh doanh, doanh thu sẽ tăng cùng với chi phí giảm làm tăng lợi nhuận. 

Lượng tài sản dài hạn lớn thể hiện năng lực sản xuất cao, song chi phí cố định lớn, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong điều chỉnh sản xuất để đối phó với những thay đổi của chu kì kinh tế. 

Khi kinh tế suy thoái, doanh nghiệp khó khăn trong cắt giảm chi phí và ngược lại, khó mở rộng kinh doanh khi thị trường thuận lợi. Khả năng đa dạng hoá cao cũng giúp doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh thấp do đa dạng hoá nguồn thu từ các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. 

Những doanh nghiệp có qui mô lớn, kinh doanh đa ngành sẽ có rủi ro kinh doanh thấp hơn các doanh nghiệp qui mô nhỏ do lợi thế qui mô và lợi thế chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá công tác quản lí.

Yếu tố ngoại sinh nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có rủi ro kinh doanh khác nhau, phụ thuộc vào môi trường hoạt động của doanh nghiệp. 

Tham khảo:   Tài sản thay thế (Alternative Assets) là gì? Các loại tài sản thay thế

Khi môi trường hoạt động thay đổi, chẳng hạn: sự thay đổi chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, sự cắt giảm trợ cấp hay ưu đãi của Nhà nước và địa phương, sự thay đổi thuế, những thay đổi trong ngành, sự phân bổ lại dân số, vấn đề tăng trưởng và ổn định kinh tế, hoặc thiên tai làm doanh thu chi phí của doanh nghiệp thay đổi, làm thay đổi giá cổ phiếu. 

Những doanh nghiệp có yếu tố nội sinh tốt sẽ dễ chống đỡ trước những thay đổi của môi trường bên ngoài, ngược lại, những doanh nghiệp có yếu tố nội sinh kém sẽ dễ bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài.

 (Tài liệu tham khảo: Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán. , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo