23. Chứng khoán

Rủi ro hệ thống (Systematic risk) và rủi ro không có hệ thống (Unsystematic risk) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: prmia)

Rủi ro hệ thống và rủi ro không có hệ thống

Khái niệm

Rủi ro hệ thống hay rủi ro thị trường trong tiếng Anh được gọi là systematic risk hay market risk.

Rủi ro không có hệ thống trong tiếng Anh được gọi là unsystematic risk.

– Rủi ro có hệ thống là loại rủi ro tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại chứng khoán. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như lạm phát, sự thay đổi tỉ giá hối đoái, lãi suất v.v., đó là các yếu tố nằm ngoài công ty, không thể kiểm soát được.

– Rủi ro không có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một chứng khoán hoặc một nhóm nhỏ các chứng khoán. Loại rủi ro này do các yếu tố nội tại của công ty gây ra và nó có thể kiểm soát được.

Phân loại rủi ro

– Rủi ro hệ thống

+ Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là khả năng biến động của mức sinh lời do những thay đổi của lãi suất trên thị trường gây ra. 

Trong thực tế các nhà đầu tư thường coi tín phiếu kho bạc là không có rủi ro, vì vậy lãi suất của tín phiếu thường dùng làm mức chuẩn để xác định lãi suất của các loại trái phiếu công ty có kì hạn khác nhau. 

Quan hệ giữa lãi suất với giá của trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi là mối quan hệ tỉ lệ nghịch. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) là gián tiếp và luôn thay đổi. 

Tham khảo:   Vị thế mua (Long position) là gì? So sánh vị thế mua và quyền chọn mua

Nguyên nhân là luồng thu nhập từ cổ phiếu thường có thể thay đổi theo lãi suất, nhưng ta không thể chắc chắn được sự thay đổi đó là cùng chiều hay ngược chiều với sự thay đổi của lãi suất. 

Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu thường là một vấn đề đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm và cần được xem xét theo từng thời kì.

+ Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là sự thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường. 

Trên thị trường, giá cả các loại chứng khoán có thể dao động mạnh mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân là do cách nhìn nhận, phản ứng của các nhà đầu tư có thể khác nhau về từng loại hoặc nhóm cổ phiếu.

Các nhà đầu tư thường quyết định việc mua bán chứng khoán dựa vào 2 nhóm sự kiện:

Một là nhóm các sự kiện hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội.

Hai là nhóm các sự kiện vô hình do yếu tố tâm lí của thị trường.

+ Rủi ro sức mua  

Rủi ro sức mua là rủi ro do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Yếu tố lạm phát hay giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ tác động đến giá của các chứng khoán trên thị trường.

Tham khảo:   Lệnh thị trường (Market price order - MP) là gì? Ưu điểm và hạn chế

+ Rủi ro tỉ giá 

Rủi ro tỉ giá là rủi ro do tác động của tỉ giá đối với khoản đầu tư. 

Khi nhà đầu tư cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị giảm.

– Rủi ro không có hệ thống

+ Rủi ro kinh doanh: Là rủi ro do sự thay đổi bất lợi về tình hình cung cầu hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp hay là sự thay đổi bất lợi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Rủi ro tài chính: Là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán. 

Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đối giữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp.

+ Rủi ro quản lí: Là rủi ro do tác động của các quyết định từ nhà quản lí doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, , NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo