28. Quản Trị Marketing

Sản phẩm quốc tế (International Product) là gì? Cấu thành sản phẩm và phân loại sản phẩm

Hình minh họa (Nguồn: Snapseed)

Sản phẩm quốc tế

Khái niệm

Sản phẩm quốc tế trong tiếng Anh là International Product.

Sản phẩm quốc tế là tất cả những gì có thể thoả mãn người tiêu dùng nước ngoài về nhu cầu vật chất và tinh thần của người tiêu dùng nước ngoài, theo đó họ tiếp nhận khi mua và sử dụng sản phẩm thực chất là mua sự thoả mãn mà sản phẩm đó đem lại.

Cấu thành sản phẩm

Sản phẩm cốt lõi (Core Product): Toàn bộ phần sản phẩm cốt lõi là nền tảng quyết định công dụng của sản phẩm. Sản phẩm cốt lõi tạo nên các tiện ích khi sử dụng nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu mong muốn của con người. 

Bao bì và thương hiệu sản phẩm (Product Packaging and Brands): Bao bì, thương hiệu là thành phần càng trở nên cấp thiết trong Marketing quốc tế. Bởi lẽ, phạm vi hoạt động của Marketing quốc tế được mở rộng về nhiều lĩnh vực như địa lí khí hậu, kinh tế, văn hoá, luật pháp…

Chính phạm vi mở rộng rất đa dạng đó đã tạo nên bao bì và thương hiệu của Marketing quốc tế có những nét khác biệt rất rõ rệt so với Marketing quốc gia.

Tham khảo:   Thông điệp thương hiệu (Brand Message) là gì?

Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm (Support Services): Theo các soạn giả Marketing quốc tế, như G.Albaum, P.Cateora, V.H. Kirpalani, thành phần dịch vụ hỗ trợ này gồm bảo hành, hướng dẫn sử dụng, phụ tùng thay thế, dịch vụ lắp đặt và các dịch vụ khác sau bán hàng.

Phân loại sản phẩm (Products clasification)

Nhìn tổng thể, sản phẩm quốc tế trước hết cũng bao gồm sản phẩm hữu hình (Tangible Products) và sản phẩm vô hình (Intangible Products), hay còn gọi là hàng hoá (Goods) và dịch vụ (Services).

Tiếp theo đó, hàng hoá lại được chia ra hàng tiêu dùng (Consumer goods) và hàng tư liệu sản xuất hay hàng công nghiệp (Industrial goods)… Tuy nhiên từ khái niệm và nội dung cấu thành sản phẩm nói trên, chúng ta thấy, sản phẩm trong Marketing quốc tế rất phong phú và đa dạng. Tính phong phú đó là kết quả từ cả hai phía: nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất. 

So với thị trường nội địa, nhu cầu thị trường trong Marketing quốc tế được mở rộng nhanh chóng, từ nhu cầu thị trường của các nước phát triển đến thị trường các nước đang phát triển khác.

– Đối với công ty theo đuổi định hướng mở rộng thị trường nội địa, nói chung các sản phẩm xuất khẩu vẫn là những loại đang bán ở trong nước.

Tham khảo:   Proposal Là Gì? Cách Viết Proposal Đơn Giản Mà Hiệu Quả 

– Đối với công ty theo đuổi định hướng thị trường đa quốc gia, các sản phẩm xuất khẩu phải được phát triển gồm nhiều loại khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu khác biệt của mỗi thị trường nước ngoài.

– Đối với những công ty theo đuổi định hướng thị trường toàn cầu, họ tìm kiếm các điểm tương đồng về nhu cầu của các nước và các khu vực để thích ứng chiến lược mang tính toàn cầu.

Tuy có tính phong phú, đa dạng trên nhưng về cơ bản, sản phẩm quốc tế vẫn bao gồm hàng hoá và dịch vụ, kể cả những tổ chức và cả những ý tưởng kinh doanh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Lao động – Xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo