25. Kế toán - Kiểm toán

Số ngày tồn kho bình quân (Average Age of Inventory – AAI) là gì? Công thức tính AAI

Hình minh họa. Nguồn: Wikihow.com

Số ngày tồn kho bình quân

Khái niệm

Số ngày tồn kho bình quân trong tiếng Anh là Average Age of Inventory, viết tắt là AAI.

Số ngày tồn kho bình quân còn được gọi là doanh số hàng tồn kho trong ngày (DSI).

Số ngày tồn kho bình quân cho nhà phân tích biết hàng tồn kho được chuyển nhanh như thế nào ở một công ty so với công ty khác. Công ty nào bán hàng tồn kho càng sớm để kiếm lợi nhuận thì càng có lãi. 

Tuy nhiên, một số công ty sử dụng chiến lược duy trì mức tồn kho cao hơn để giảm giá hoặc thực hiện các kế hoạch dài hạn. Mặc dù AAI có thể được sử dụng làm thước đo mức hiệu quả bán hàng, nhưng nó cũng cần được kết hợp với các công cụ khác, chẳng hạn như tỉ suất lợi nhuận gộp, để đưa ra kết luận chính xác hơn.

Số ngày tồn kho bình quân là một công cụ quan trọng trong các ngành công nghiệp có chu kì bán hàng và chu kì sản phẩm nhanh, chẳng hạn như ngành công nghệ. Số ngày tồn kho bình quân cao có thể cho biết một công ty không quản lí đúng cách hàng tồn kho của mình hoặc đang có hàng tồn kho khó bán.

Tham khảo:   Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp là gì?

Công thức tính số ngày tồn kho bình quân

Số ngày tồn kho bình quân (AAI) giúp các đại lí mua hàng đưa ra quyết định mua và người quản lí đưa ra các định giá, ví dụ như các công ty chiết khấu hàng tồn kho hiện có để có thể xoay vòng sản phẩm và tăng dòng tiền. Khi số ngày tồn kho bình quân của một công ty tăng lên, mức rủi ro sản phẩm lỗi thời cũng tăng theo. 

Rủi ro sản phẩm lỗi thời là rủi ro hàng tồn kho bị mất giá trị theo thời gian hoặc hàng tồn kho là hàng hóa trong một thị trường ít/hiếm có nhu cầu. Nếu một công ty không thể bán hàng tồn kho, công ty có thể loại bỏ hàng tồn kho với số tiền ít hơn giá trị được nêu trên bảng cân đối kế toán của công ty.

AAI = C/G × 365

Trong đó:

C là chi phí bình quân của hàng tồn kho thời điểm hiện tại

G là giá vốn hàng bán

Ví dụ về số ngày tồn kho bình quân

Một nhà đầu tư quyết định so sánh hai công ty bán lẻ. Công ty ABC sở hữu hàng tồn kho trị giá 100.000 đô la và giá vốn hàng bán là 600.000 đô la. Số ngày tồn kho bình quân của công ty A được tính bằng cách chia chi phí tồn kho trung bình cho giá vốn hàng bán và sau đó nhân kết quả đó với 365 ngày. Hay 100.000 đô la chia cho 600.000 đô la, nhân với 365 ngày. Số ngày tồn kho bình quân của công ty A là 60,8 ngày. Điều đó có nghĩa là công ty phải mất khoảng hai tháng để bán hàng tồn kho.

Tham khảo:   Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán là gì? Ưu và nhược điểm

Ngược lại, Công ty XYZ cũng sở hữu hàng tồn kho trị giá 100.000 đô la, nhưng giá vốn hàng bán là 1 triệu đô la, làm giảm số ngày tồn kho bình quân xuống còn 36,5 ngày. Có thể thấy, công ty XYZ hiệu quả hơn công ty ABC.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo