32. Kiến thức kinh tế

Tài sản di chuyển là gì và khi nào được miễn thuế?

Nếu đang thắc mắc tài sản di chuyển là gì thì nội dung sau sẽ cho bạn lời giải thích rõ ràng.

Tài sản di chuyển là gì?

Tài sản di chuyển (Tiếng Anh là Movable assets) là khái niệm dùng để chỉ những đồ dùng, vật dụng (là những tài sản có khả năng dịch chuyển, tức không phải tài sản cố định như đất đai hay nhà cửa) phục vụ cho sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức, được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài, được quy định tại Điều 4 của Luật Hải quan năm 2014.

Ví dụ: anh A hiện đang sinh sống và làm việc tại Philippines, anh có một chiếc ô tô mang tên mình và sắp tới, anh muốn mang chiếc ô tô đó về Việt Nam để sử dụng. Như vậy, chiếc ô tô này chính là tài sản di chuyển của anh A.

Tài sản di chuyển không chỉ áp dụng với người Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài hoặc chuẩn bị ra nước ngoài cư trú mà còn áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài được phép cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc chuẩn bị rời khỏi Việt Nam khi hết thời hạn cư trú, làm việc.

“Tài sản di chuyển là một thuật ngữ kế toán chỉ các đối tượng vật chất như máy móc sản xuất, ô tô, thiết bị hoặc nguyên vật liệu.”

Ai được miễn thuế đối với tài sản di chuyển

Hiểu được tài sản di chuyển là gì, vậy bạn cũng cần biết các trường hợp được miễn thuế đối với tài sản di chuyển. Theo quy định, thì nếu rơi vào các trường hợp sau đây, bạn sẽ được miễn thuế đối với tài sản di chuyển:

– Bạn là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam công tác trong thời gian từ 1 năm trở lên, có mang theo tài sản di chuyển thì tài sản này sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

– Bạn là công dân Việt Nam đã làm việc ở nước ngoài từ 1 năm trở lên trở về nước và mang theo tài sản di chuyển, thì tài sản này sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Tham khảo:   Economies of scale là gì, lợi ích và giới hạn ra sao?

– Bạn là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã đăng ký thường trú tại Việt Nam thì sẽ được miễn thuế cho lần đầu khi nhập khẩu tài sản di chuyện.

Đối với xe ôtô hoặc xe gắn máy thì chỉ được miễn thuế 1 cái/1 bộ cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức.

Thủ tục hải quan đối với tài sản di chuyển

Tài sản di chuyển trước khi đưa về Việt Nam hoặc đưa sang nước ngoài đều phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hiện hành. Phạm vi của bài viết này chỉ chia sẻ về thủ tục hải quan đối với tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam đưa tài sản di chuyển về nước hoặc đưa tài sản di chuyển ra nước ngoài, sẽ không nói đến thủ tục hải quan đối với người nước ngoài đưa tài sản di chuyển vào hoặc ra khỏi Việt Nam.

·      Bước 1: Điền tờ khai hải quan và xuất trình các loại giấy tờ liên quan đến tài sản di chuyển.

·      Bước 2: Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thực tế, tính và thu thế (nếu có) và xác nhận thông quan cho tài sản di chuyển đã được đăng ký.

Đối với tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam đưa tài sản di chuyển về nước, hồ sơ bao gồm:

·      02 bản chính tờ khai hải quan (tờ khai hàng hóa thông quan và tờ khai hải quan giấy theo mẫu tại Phụ lục III và phụ lục IV, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

·      01 bản chụp văn bản chứng minh rằng tổ chức, cá nhân làm tờ khai đã hết thời hạn sinh sống, làm việc ở nước ngoài.

·      01 bản chụp chứng từ vận tải nếu tài sản di chuyển được vận chuyển bằng đường sắt, đường biển hoặc đường hàng không.

Đối với tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam đưa tài sản di chuyển ra nước ngoài, hồ sơ bao gồm:

·      02 bản chính tờ khai hải quan (tờ khai hàng hóa thông quan và tờ khai hải quan giấy theo mẫu tại Phụ lục III và phụ lục IV, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

Tham khảo:   Par value là gì? Mệnh giá cổ phiếu và mệnh giá trái phiếu

·      01 bản chụp văn bản chứng minh rằng tổ chức, cá nhân làm tờ khai đang công tác, làm việc hoặc cư trú ở nước ngoài.

Thời hạn cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ: chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ hải quan.

Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa:

·      Chậm nhất 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá là tài sản di chuyển cho cơ quan hải quan.

·      Trong trường hợp tài sản di chuyển thuộc đối tượng hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.. thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm cơ quan hải quan nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.

·      Trong trường hợp tài sản di chuyển có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc quá trình kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan sẽ có quyền quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa. Thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Như vậy, nếu tài sản di chuyển của bạn không nằm trong danh mục đối tượng hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành hay danh mục hàng hóa phức tạp thì chậm nhất là sau 10 giờ làm việc, bạn sẽ nhận được xác nhận thông quan từ cơ quan hải quan.

Lưu ý: Khi bạn là cá nhân người Việt Nam về nước định cư, bạn sẽ được mang theo tài sản di chuyển và được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tùy theo loại tài sản mà bạn đăng ký.

Tham khảo:   ESS là gì? Đặc điểm và vai trò của ESS đối với nhà quản lý

Trên đây là những thông tin cơ bản về tài sản di chuyển là gì và thủ tục hải quan đối với tài sản di chuyển dành cho tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam đưa tài sản di chuyển về nước hoặc đưa tài sản di chuyển ra nước ngoài. Qua bài viết này, hy vọng rằng những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về tài sản di chuyển sẽ nắm được những quy định pháp lý hiện hành để không phải bối rối hỏi Đông hỏi Tây và mất quá nhiều thời gian khi làm thủ tục di chuyển tài sản.

Trang Đoàn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo