20. Kinh tế học

Tâm lí giao dịch (Trading Psychology) là gì? Nội dung về tâm lí giao dịch

Hình minh hoạ

Tâm lí giao dịch (Trading Psychology)

Khái niệm

Tâm lí giao dịch trong tiếng Anh là Trading Psychology.

Tâm lí giao dịch đề cập đến cảm xúc và trạng thái tâm lí của nhà đầu tư giúp quyết định sự thành công hay thất bại trong giao dịch chứng khoán. Tâm lí giao dịch đại diện cho các khía cạnh khác nhau của một đặc trưng và hành vi của một cá nhân, nó có ảnh hưởng đến hành động giao dịch của họ. Tâm lí giao dịch cũng quan trọng như các thuộc tính khác như kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng xác định sự thành công trong giao dịch.

Kỉ luật và chấp nhận rủi ro là hai yếu tố quan trọng nhất trong tâm lí giao dịch, vì nó liên quan tới sự thành công trong kế hoạch giao dịch của họ. Trong khi sợ hãi và tham lam là hai cảm xúc được biết đến nhiều nhất liên quan đến tâm lí giao dịch thì những cảm xúc khác thúc đẩy hành vi giao dịch là hi vọng và hối tiếc.

Nội dung về Tâm lí giao dịch

Tâm lí giao dịch có thể được liên kết với một vài cảm xúc và hành vi cụ thể thường là chất xúc tác cho giao dịch thị trường. Các đặc tính thông thường của hành vi theo cảm xúc là tham lam hoặc sợ hãi chi phối hầu hết trong các giao dịch trên thị trường.

Tham khảo:   Gamme sản phẩm (Gamme Product) là gì? Mục tiêu của chiến lược Gamme sản phẩm

Lòng tham có thể được coi là một ham muốn quá mức về sự giàu có, đến nỗi đôi khi nó che mờ mất sự hợp lí và phán xét. Do đó, đặc điểm của các nhà đầu tư hoặc các cuộc giao dịch có lòng tham giả định rằng cảm xúc này thường khiến cho các nhà giao dịch có nhiều hành vi khác nhau như: thực hiện các giao dịch có tính rủi ro cao, mua cổ phiếu của một công ty hoặc công nghệ chưa được kiểm chứng vì nó tăng giá quá nhanh hoặc mua cổ phiếu mà không nghiên cứu đầu tư cơ bản.

Ngoài ra, lòng tham có thể khiến cho các nhà đầu tư không nỡ buông bỏ các giao dịch có lời, họ nắm giữ cổ phiếu lâu hơn mức khuyến nghị với hi vọng có thể nắm giữ tối đa lợi nhuận hoặc đảm nhận các vị thế đầu cơ lớn. Lòng tham thể hiện rõ nhất trong giai đoạn cuối của thị trường giá tăng, khi sự đầu cơ diễn ra rầm rộ và các nhà đầu tư tỏ ra khá liều lĩnh.

Ngược lại, nỗi sợ hãi khiến cho các nhà giao dịch rời khỏi vị thế một cách vội vã hoặc ngại rủi ro vì những tổn thất lớn. Nỗi sợ hãi được thể hiện rõ trong thị trường giá xuống, và đó là một cảm xúc mạnh mẽ có thể khiến các nhà giao dịch và nhà đầu tư hành động phi lý trong sự vội vàng rời khỏi thị trường. Nỗi sợ hãi thường biến thành hoảng loạn, nó thường gây ra sự bán tháo đáng chú ý trên thị trường từ việc bán tháo ồ ạt.

Tham khảo:   Nhà kinh tế học (Economist) là ai? Cách họ ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh tế chiến lược

Sự hối hận có thể khiến cho nhà đầu tư tham gia vào một giao dịch sau khi ban đầu bỏ lỡ nó vì cổ phiếu dịch chuyển quá nhanh. Tuy nhiên nó dẫn đến sự sai sót trong giao dịch và gây ra thiệt hại trực tiếp từ giá chứng khoán đang giảm từ đỉnh cao nhất.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo