20. Kinh tế học

Thu nhập thực tế (Real Income) là gì?

Hình minh họa

Thu nhập thực tế (Real Income)

Định nghĩa

Thu nhập thực tế trong tiếng Anh là Real Income

Thu nhập thực tế là số tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức thực nhận sau khi tính đến lạm phát.

Đôi khi thu nhập thực tế còn được gọi là tiền lương thực tế (real wage) khi đề cập đến thu nhập của một cá nhân. Các cá nhân thường theo dõi chặt chẽ thu nhập danh nghĩa so với thu nhập thực tế để có sự hiểu biết tốt nhất về sức mua của chính mình.

Cách xác định và ý nghĩa của chỉ tiêu thu nhập thực tế

– Thu nhập thực tế hay tiền lương thực tế (real income or real wage) là tiền lương danh nghĩa (W) chia cho mức giá chung (P) của hàng hóa và dịch vụ. Người ta thường viết tiền lương thực tế dưới dạng W/P.

– Nếu cả tiền lương danh nghĩa và giá cả đều tăng 10% so với chỉ số ban đầu là 100, thì giá trị ban đầu của W/P=100/100=1 và giá trị mới của nó cũng bằng 110/110=1. Tiền lương thực tế tăng khi W tăng nhanh hơn P, hay khi W tăng trong khi P không đổi hoặc giảm.

Tham khảo:   Cơ quan quản lí người tiêu dùng và thị trường Hà Lan (ACM) là gì?

– Trong ví dụ của chúng ta, nếu W tăng 10% và giá cả không đổi, tiền lương thực tế W/P sẽ bằng 110/100=110%. Trong trường hợp này, người hưởng lương được lợi 10% vì họ có thể mua thêm 10% hàng hóa và dịch vụ bằng mức lương mới cao hơn.

– Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa với việc làm (mức sử dụng lao động) và sản lượng hiện nay vẫn là chủ đề trọng tâm trong các phân tích của kinh tế học, mặc dù nhìn chung mọi người nghĩ rằng tiền lương thực tế, chứ không phải tiền lương danh nghĩa, quyết định việc làm và tỉ lệ thất nghiệp.

Thu nhập thực tế là một thước đo kinh tế ước tính sức mua thực tế của một cá nhân trong thị trường mở sau khi tính đến lạm phát. Kết quả sau khi tính toán thường dẫn đến giá trị thấp hơn và khả năng chi tiêu giảm. Thu nhập thực tế luôn phản ánh chính xác mức sống của một cá nhân do thu nhập thực tế mới là khoản tiền thực dùng để chi tiêu.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia; Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tham khảo:   Sự hủy diệt mang tính sáng tạo (Creative Destruction) là gì? Ví dụ về sự hủy diệt mang tính sáng tạo

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo