24. Kinh doanh thương mại

Tình huống bất khả kháng (Force Majeure Clause) trong hợp đồng thương mại là gì?

Hình minh họa (Nguồn: VectorStock)

Tình huống bất khả kháng (Force Majeure Clause)

Tình huống bất khả kháng – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Force Majeure Clause hoặc Exemption Clause.

Tình huống bất khả kháng là những tình huống xảy ra dẫn tới hậu quả là không thực hiện được hoặc làm chậm thời gian thực hiện hợp đồng, làm tổn thât về số lượng hoặc làm giảm chất lượng hàng hóa, nhưng hoàn toàn không do lỗi của bên nào, mà có tính chất khách quan và không thể khắc phục được. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Điều khoản về tình huống bất khả kháng trong hợp đồng thương mại

Những tình huống bất khả kháng có thể xảy ra được qui định thành điều khoản trong hợp đồng thương mại, hay còn được gọi là điều khoản bất khả kháng, trường hợp giải thoát trách nhiệm. cơ sở để giải thoát trách nhiệm, trường hợ p miễn trách.

Khi có tình huống bất khả kháng xảy ra, thì bên đương sự hoàn toàn hoặc trong chừng mực nhất định, được miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.

Theo văn bản số 421 của Phòng thương mại quốc tế, một bên muốn được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình nếu chứng minh được: việc không thực hiện nghĩa vụ là do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của mình; bản thân đã không thể lường trước một cách hợp lí được tình huống đó; bản thân đã không thể tránh được hoặc không thể khắc phụ một cách hợp lí tình huống đó.

Tham khảo:   Tài sản di chuyển (Movable assets) là gì? Các tài sản di chuyển được miễn thuế

Những tình huống được xem là bất khả kháng, bao gồm: chiến tranh, phong tỏa, kiểm soát ngoại hối, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; đình công, bế xưởng, nổi dậy, hỏa hoạn, lụt lội, động đất… 

Vì có rất nhiều tình huống bất khả kháng có thể xảy ra, do đó khi kí kết hợp đồng, các bên phải thỏa thuận chi tiết, cụ thể từng tình huống được xem là bất khả kháng để tránh tranh chấp sau này.

Thông thường, người xuất khẩu cố gắng tính hết vào hợp đồng mọi trường hợp có thể xảy ra, kể cả các trường hợp như không nhận được phương tiện vận chuyển, sự cố trong sản xuất, cúp điện, thiếu nguyên liệu, thiếu nhân công…

Tuy nhiên, cũng không phải cứ tình huống nào nhà xuất khẩu cũng được chấp nhận là bất khả kháng, mà phải được hai bên mua bán thỏa thuận và thống nhất qui định trong hợp đồng.

Khi tình huống bất khả kháng xảy ra thì thời hạn thực hiện hợp đồng được kéo dài tương ứng với thời gian xảy ra bất khả kháng cộng thêm với thời gian khắc phục hậu quả của nó.

Tham khảo:   Mức lương tối thiểu vùng (Region-based Minimum Wage) là gì?

Nếu trong hợp đồng có điều khoản qui định rằng: “Nếu thời gian bất khả kháng kéo dài quá một thời gian nào đó, thì một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường cho bên kia”. 

Thời hạn tối đa mà tình huống bất khả kháng được kéo dài qui định trong hợp đồng phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng, tính chất hàng hóa, phương thức bán hàng, tập quán thương mại…

Mỗi bên trong hợp đồng khi gặp tình huống bất khả kháng, không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình thì phải thông báo kịp thời cho bên kia bằng văn bản về thời điểm xảy ra và thời điểm chấm dứt sự kiện.

Trong hợp đồng, các bên cũng phải thỏa thuận chỉ định một tổ chức đứng ra xác nhận về diễn biến của sự kiện. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo