01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chi phí sản xuất

Tối Ưu Chi Phí Sản Xuất Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Vì chi phí sản xuất là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi phí có thể làm giảm được giá thành sản phẩm. Từ đó tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế cạnh tranh vô cùng khốc liệt, các SMEs rất dễ bị vấn đề thiếu vốn đè bẹp. Điều này một lần nữa khẳng định rằng việc cắt giảm chi phí được xem như một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện nay.

1. Thế nào là tối ưu chi phí sản xuất?

Tối ưu chi phí sản xuất là việc tiết kiệm chi phí sản xuất bằng các phương án như:

  • Chi phí sản xuất được tiết kiệm khi sản xuất ra một mức sản lượng không đổi bằng cách sử dụng ít đầu vào nhân tố hơn trước.
  • Sản xuất mức sản lượng lớn hơn trước bằng cách sử dụng đầu vào nhân tố không đổi.
  • Sản xuất khối lượng sản lượng không đổi với chi phí thấp hơn trước thông qua việc thay thế các đầu vào nhân tố đắt tiền bằng đầu vào nhân tố rẻ hơn.
  • Mức sản lượng tối đa được sản xuất từ một lượng các đầu vào nhân tố cố định bằng cách sử dụng công nghệ hiện có.
  • Sản xuất một mức sản lượng nhất định với chi phí nhân tố thấp đến mức cho phép.

Nguồn: Internet

2. Một số biện pháp giúp tối ưu chi phí sản xuất: 

Trên cơ sở đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của chính mình để tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm tối ưu chi phí sản xuất. Tuy nhiên có thể nêu ra những biện pháp chủ yếu là:

  • Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất. Ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất. Tuy nhiên việc đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Cho nên doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể, phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp phù hợp.
  • Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng các loại chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp đối với quản trị chi phí là phải đảm bảo tiết kiệm chi phí kinh doanh tới mức tối đa có thể và hạ giá thành sản phẩm.
  • Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động. Điều này giúp tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi phí quản lý. Hạn chế tối đa các tổn thất và thiệt hại không đáng có trong quá trình sản xuất. Từ đó có thể tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
Tham khảo:   7 Công cụ quản lý chất lượng mới (7 New Tools)

3. Muốn tối ưu chi phí sản xuất, phải tăng cường công tác quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp:

Để có thể tối ưu chi phí sản xuất, bạn cần quan tâm tới các vấn đề như sau:

  • Phải lập được kế hoạch chi phí. Dùng hình thức tiền tệ tính toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. Phải xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí để đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
  • Phải xác định rõ nội dung, phạm vi sử dụng từng loại chi phí để có biện pháp quản lý phù hợp.
  • Đối với các khoản chi về nguyên, nhiên vật liệu. Thông thường những khoản này thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất. Nếu tiết kiệm những khoản chi phí này sẽ có tác dụng rất lớn đến hạ giá thành sản phẩm.
  • Doanh nghiệp phải tự xây dựng đơn giá tiền lương. Thường xuyên kiểm tra định mức lao động, đơn giá tiền lương. Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu nhập thực tế có một quan hệ tỷ lệ phù hợp.
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo