25. Kế toán - Kiểm toán

Trắc nghiệm nghiệp vụ trong kiểm toán tài chính là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: hubspot)

Trắc nghiệm nghiệp vụ trong kiểm toán tài chính

Khái niệm

Trắc nghiệm nghiệp vụ là cách thức rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể. Trắc nghiệm này thường được sử dụng để xác định tính đúng đắn trong tổ chức hệ thống kế toán. 

Hướng thực hiện trắc nghiệm

Trắc nghiệm nghiệp vụ được thực hiện theo hai hướng: Thứ nhất là mức đạt yêu cầu của thủ tục, thứ hai là độ tin cậy của các thông tin và con số.

– Ở hướng thứ nhất, trắc nghiệm này hướng chủ yếu đến việc tuân thủ các qui định về lập, xét duyệt và kiểm tra sử dụng chứng từ kế toán. 

Trắc nghiệm này có thể thực hiện thông qua nhiều kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau tùy thuộc thủ tục kiểm soát của doanh nghiệp có để lại dấu vết hay không.

+ Trong trường hợp có để lại dấu vết (chữ kí, đóng dấu kiểm tra…) kiểm toán viên có thể kiểm tra lại dấu vết trên chứng từ.

Ví dụ, trong nghiệp vụ xuất kho, thủ kho phải thực hiện kiểm soát về số lượng chủng loại hàng hóa xuất. Sau khi kiểm soát, anh ta sẽ xác nhận sự kiểm soát của mình bằng chữ trên phiếu xuất kho. Chữ này được hiểu là dấu vết của thủ tục kiểm soát. 

Tham khảo:   Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán (Audit of acquisition and payment cycle) là gì?

Để rà soát thủ tục này, kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm tra chữ trên phiếu xuất kho hoặc kiểm tra chức trách và nhiệm vụ của những người trên phiếu xuất kho. Những trình tự rà soát này được gọi là trắc nghiệm tuân thủ của nghiệp vụ.

+ Trong trường hợp thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết, kiểm toán viên có thể quan sát hoặc phỏng vấn công việc của những người có liên quan đến nghiệp vụ.

Ví dụ, trong nghiệp vụ xuất kho kể trên, khi hàng hóa xuất khỏi kho phải có sự kiểm soát của thủ kho. Tuy nhiên, sự kiểm soát của thủ kho là chưa đủ mà cần có sự kiểm soát của bảo vệ doanh nghiệp khi hàng hóa qua cổng doanh nghiệp.

Thủ tục kiểm soát này đôi khi không để lại dấu về việc ghi chép hay nhận vào các chứng từ. Trường hợp này đòi hỏi kiểm toán viên phải quan sát quá trình xuất hàng hoặc phỏng vấn những người liên quan đến nghiệp vụ như bảo vệ doanh nghiệp hay người áp tải hàng hóa.

– Ở hướng thứ hai, kiểm toán tiến hành rà soát các thông tin về giá trị trên chứng từ và sổ sách kế toán. Kiểm toán viên phải tính toán lại, đối chiếu số liệu, gửi thư xác nhận để khẳng định mức độ tin cậy của thông tin. 

Tham khảo:   Thời gian sử dụng hữu ích (Useful Life) của một tài sản là gì?

Trắc nghiệm này được gọi là trắc nghiệp cơ bản của nghiệp vụ (substantive test of transaction).

Ví dụ kiểm toán viên có thể gửi thư xác nhận cho ngân hàng để kiểm chứng số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về kiểm toán tài chính, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica) 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo