22. Quản trị kinh doanh

Tri thức (Knowledge) và các biểu hiện của tri thức

Hình minh họa. Nguồn: yourbooksoutlet

Tri thức (Knowledge)

Khái niệm

Tri thức trong tiếng Anh là knowledge.

Có thể hiểu tri thức là thông tin được cấu trúc hóa, kiểm nghiệm và có thể sử dụng được vào mục đích cụ thể tạo ra giá trị. Tri thức thường biểu hiện trong những hoàn cảnh cụ thể khi ra các quyết định cần thiết cho cuộc sống con người. 

Như thế, một thông tin giúp con người nhận thức và đưa ra quyết định thì được quan niệm là tri thức. Thông tin trở thành “đầu vào” được nạp vào não bộ, qua quá trình xử lí sẽ tạo ra tri thức. Vì được não bộ của mỗi cá nhân xử lí nên mặc dù có thể cùng thông tin đầu vào như nhau song tri thức của mỗi người lại khác nhau tùy thuộc vào khả năng xử lí thông tin của não bộ mỗi người. 

Các biểu hiện của tri thức

Tri thức có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: tri thức tiềm năng, tri thức hiện và tri thức chìm. 

Tri thức tiềm năng (implicit knowledge)

Tri thức được chứa dưới dạng ngôn ngữ có lời hoặc không lời, hành động (cả khi ghi hình hay thể hiện dưới dạng một phần của hệ thống truyền thông), mạng lưới những bộ óc đã được đào tạo, tri thức gắn trong công nghệ, văn hóa, thực tiễn,…

Tri thức tiềm năng là cơ sở để phát triển tri thức mới của loài người. Tri thức tiềm năng có thể chứa đựng trong não bộ (khi đã tích lũy được các kiến thức cần thiết nhất định) con người.

Tham khảo:   Công ty con chưa hợp nhất (Unconsolidated Subsidiary) là gì? Ví dụ về công ty con chưa hợp nhất

Tri thức tiềm năng được tích lũy qua quá trình học tập từ phổ thông đến các bậc học chuyên nghiệp và được phát triển thông qua hoạt động của từng người.

Tri thức hiện (explicit knowledge)

Đây là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. 

Những tri thức có cấu trúc thường được thể hiện ra người và dễ dàng chuyển giao. Ví dụ như các tri thức về chuyên môn được trình bày trong giáo trình, sách, báo, tạp chí,… Những tri thức đã được cấu trúc hóa thường là tri thức hiện.

Hiểu như thế, khối lượng tri thức khổng lồ mà loài người tích lũy được cho đến nay đã được trình bày ở các tài liệu, đề tài khoa học, giáo trình, bài báo khoa học,… là tri thức hiện.

Tri thức ẩn (tacit knowledge)

Tri thức ẩn là tri thức mà một người có được một cách vô thức. Khó có thể lí giải hay lập luận được một cách logic tri thức ẩn vì tri thức ẩn thường không được biểu hiện một cách cặn kẽ và nó quen thuộc, tự động và vượt qua ý thức của người sở hữu nó. Ví dụ như: bí quyết, niềm tin, kinh nghiệm, sự nhạy cảm trong công việc,…

Tham khảo:   Kĩ thuật phân tích ABC trong quản trị hàng dự trữ (ABC analysis) là gì?

Tri thức ẩn là những tri thức không thể hoặc là rất khó được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu; các tri thức này mang tính cá nhân, gắn liền với bối cảnh và công việc cụ thể. Rất khó có thể thể hiện tri thức ẩn trên các tài liệu nhưng nó lại có tính vận hành rất cao trong bộ não của con người.

Những tri thức ẩn là dạng tri thức nằm trong não bộ con người. Nhiều người cho rằng đây là phần lớn tri thức bên trong một tổ chức. Những gì mà con người biết thì thường giá trị hơn là những gì đã được viết ra. Vì vậy tạo ra mối liên hệ giữa người không biết và người biết là một khía cạnh hết sức quan trọng của một tổ chức. 

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo