20. Kinh tế học

Trung lập trong cảm xúc (Emotional Neutrality) là gì? Ví dụ về trung lập trong cảm xúc

Hình minh họa. Nguồn: thepowerofneutrality.com

Trung lập trong cảm xúc

Khái niệm

Trung lập trong cảm xúc trong tiếng Anh là Emotional Neutrality.

Trung lập trong cảm xúc là việc loại bỏ lòng tham, sợ hãi và những cảm xúc khác của con người khỏi các quyết định tài chính hoặc đầu tư. 

Mục tiêu của trung lập trong cảm xúc là loại bỏ cảm xúc khỏi quá trình đưa ra các quyết định tài chính khách quan, để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

Giả thuyết thị trường hiệu quả giả định rằng các nhà đầu tư kết hợp mọi thông tin liên quan đến một cổ phiếu trong khi đưa ra các quyết định về cổ phiếu đó, nhưng các nghiên cứu gần đây đã lập luận chống lại giả thuyết này. 

Ví dụ, nhà kinh tế học Robert Shiller đã phát biểu trong cuốn sách Irrational Exuberance (Lạc quan Tếu) rằng một trong những yếu tố chính dẫn đến sự tăng vọt của cổ phiếu công nghệ trong thời kì bong bóng dotcom vào đầu những năm 2000 là trạng thái cảm xúc của các nhà đầu tư.

Khái niệm về trung lập trong cảm xúc nảy sinh từ phản ứng điển hình của con người đối với lợi nhuận và thua lỗ: Các nhà đầu tư thường hài lòng khi giao dịch của họ tạo ra lợi nhuận và không hài lòng khi bị thua lỗ.

Tham khảo:   Sự sai lầm tỉ lệ cơ sở (Base Rate Fallacy) là gì? Những nội dung về sự sai lầm tỉ lệ cơ sở

Những người ủng hộ trung lập trong cảm xúc cho rằng nếu các nhà đầu tư có thể loại bỏ tác động của cảm xúc bản thân đối với các quyết định giao dịch thì sẽ cải thiện được hiệu suất đầu tư.

Tuy nhiên, trong kinh tế học hành vi, lí thuyết này cho rằng con người, cùng với mọi sở thích và ràng buộc của mình, có khả năng đưa ra quyết định lí trí bằng cách cân nhắc chi phí và lợi ích của mỗi lựa chọn có sẵn.

Ví dụ về trung lập trong cảm xúc

Giả sử cổ phiếu ABC đã không hoạt động tốt trong 6 tháng qua. Thu nhập của nó đã bị suy giảm và có nhiều quan điểm tranh cãi của các nhà phân tích bao về cổ phiếu này.

Lệnh bán cổ phiếu ABC cùng với các thông tin tiêu cực ngày càng tăng. Tổng thể, giá cổ phiếu của ABC đã giảm hơn 10% trong khoảng thời gian này. Nhưng ABC là kẻ đi đầu trong một ngành công nghiệp non trẻ có triển vọng tương lai tươi sáng.

Một nhà đầu tư theo cảm xúc đang nắm giữ cổ phiếu ABC có thể trở nên bồn chồn với sự sụt giảm của cổ phiếu. Anh ta có thể xem giá giảm và tin tức tiêu cực của cổ phiếu ABC là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải bán chúng.

Tham khảo:   Hiện tượng biến động bất đối xứng (Asymmetric Volatility Phenomenon) là gì? Nội dung liên quan

Tuy nhiên, một nhà đầu tư trung lập về mặt cảm xúc có thể nhìn vào thị trường tổng thể và đánh giá ưu và nhược điểm của việc nắm giữ cổ phiếu ABC.

Ví dụ, anh ta có thể xem xét các khung thời gian liên quan và liệu có hợp lí để đầu tư thêm vào ABC trong dài hạn hay không. Anh ta cũng có thể xem xét các báo cáo tin tức và phân tích nguyên nhân của việc giảm giá của ABC. 

Giá giảm có thể chỉ đơn giản là một sự điều chỉnh bình thường trong cổ phiếu của ABC. Hoặc đó có thể là do các qui định thắt chặt nhưng được dự kiến sẽ giảm bớt trong tương lai. Dù sao, nhà đầu tư trung lập về mặt cảm xúc cũng sẽ quyết định dựa trên các sự kiện có sẵn, thay vì chạy theo đám đông.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo