20. Kinh tế học

Vùng kinh tế trọng điểm (Key economic region) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: statcan.gc.ca)

Vùng kinh tế trọng điểm

Khái niệm

Vùng kinh tế trọng điểm trong tiếng Anh gọi là: Key economic region.

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất những điều kiện thuận lợi để phát triển và có vai trò quyết định đến nền kinh tế quốc gia. 

Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm

– Ranh giới của vùng kinh tế trọng điểm bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới này có thể thay đổi theo thời gian tủy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. 

– Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế hấp dẫn các nhà đầu tư.

– Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác. 

– Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ từ đó nhân rộng ra toàn quốc

Các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố: TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Vùng KTTĐ Bắc Bộ nằm giữa hai bộ phận lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và sườn núi Đông Bắc.

Tham khảo:   Thủ tục kiểm soát (Internal control procedures) là gì? Các loại thủ tục kiểm soát

Vùng KTTĐ Bắc bộ có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ của cả nước. Cùng có sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi cùng với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân là cửa mở vào – ra của toàn vùng Bắc Bộ và cả khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

Được thành lập theo quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg, ngày 29/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đến nay qui mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định.

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ

Được thành lập theo quyết định số 44/1998/QĐ-TTg, ngày 23/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu

Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long

Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Sông Cửu Long được thành lập theo quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Tham khảo:   Thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income) là gì? Giới hạn và cách sử dụng

Theo đó, Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

(Tài liệu tham khảo: Địa lí Kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo