20. Kinh tế học

Vùng kinh tế (Economic region) trong địa lí kinh tế là gì?

Hình minh họa (Nguồn: statcan.gc.ca)

Vùng kinh tế

Khái niệm

Vùng kinh tế trong tiếng Anh tạm dịch là: Economic region.

Vùng kinh tế là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp.

Nếu căn cứ vào các tiêu chí kinh tế để phân chia thì lãnh thổ của một quốc gia được chia thành các vùng kinh tế nhằm thực hiện các chức năng quản lí kinh tế về mặt Nhà nước. 

Vì vậy, vùng kinh tế là một thực thể khách quan gắn liền với sự phân công lao động theo lãnh thổ. Đó là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế.

Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định, bằng sự chuyên môn hoá sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất đặc thù, đó là một vùng kinh tế. 

Các vùng kinh tế thông qua các mối liên hệ kinh tế, liên kết với nhau trong 1 hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất. Sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất. Phân công lao động theo lãnh thổ lại là một bộ phận của phân công ao động xã hội. 

Tham khảo:   Phương pháp chiết trừ (Deduction method) là gì?

Trình độ của phân công lao động xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì quá trình phân công lao động diễn ra càng sâu sắc, hướng chuyên môn hoá của vùng càng thể hiện rõ rệt.

Đặc trưng cơ bản của vùng kinh tế 

– Tính hệ thống: các vùng kinh tế của một nước, một vùng luôn có mối liên hệ bên trong mỗi vùng (liên hệ nội vùng), đồng thời có những mối liên hệ giữa các vùng khác (liên hệ liên vùng). Khi tìm hiểu về một vùng kinh tế không nên tách vùng đó ra khỏi hệ thống vùng của cả nước. 

– Tính cấp bậc: mỗi vùng kinh tế đều có qui mô lãnh thổ, dân số, lực lượng sản xuất nhất định và do đó có vai trò, vị trí nhất định trong nền kinh tế, trong hệ thống vùng của cả nước, không nên nhằm lẫn hoặc đồng nhất các cấp loại vùng kinh tế.

– Tính đặc thù: mỗi vùng kinh tế đều có ít nhất một ngành chuyên môn hóa nhất định với khối lượng sản phẩm nhiều, giá thành rẻ, vừa đáp ứng thị trường trong vùng vừa bán ra thị trường ngoài vùng, kể cả xuất khẩu. 

Tham khảo:   Thất nghiệp do công nghệ (Technological unemployment) là gì?

– Tính tổng hợp: mỗi vùng kinh tế ngoài ngành chuyên môn hóa, đều có các ngành sản xuất, dịch vụ khác ít nhiều có kiên quan đến các ngành chuyên môn hóa tạo thành một tổng thể nền kinh tế lãnh thổ, hình thành cơ cấu vùng kinh tế. 

– Tính tổ chức: giữa các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong một vùng mặc dù sản xuất theo cơ chế thị trường, cũng không hoàn toàn tự phát, tùy tiện mà luôn có sự kết hợp chặc chẽ với nhau ở những mức độ nhất định để hợp tác và phát triển cùng có lợi. 

Tổ chức lãnh thổ của vùng càng hoàn thiện thì nền kinh tế càng ổn định và bền vững với hiệu quả cao về kinh tế-xã hội, môi trường chung và lợi ích riêng của các doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Địa lí Kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo