Quản trị dự án

Xây dựng tư duy Agile tích cực

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng một thái độ tích cực thực sự sẽ thay đổi bộ não của bạn. Trong “Nghiên cứu mới của Stanford: Thái độ tích cực khiến bộ não của bạn hoạt động tốt hơn” được đăng trên tạp chí Inc., các tác giả cho rằng: “…những đứa trẻ học giỏi môn toán sẽ ngày càng thích toán hơn và ngược lại những đứa trẻ ghét toán sẽ ngày càng học toán kém hơn, theo báo cáo của bố mẹ và chính từ những đứa trẻ đó. Nhưng việc quét não (brain scans) cũng cho thấy một kết quả hấp dẫn hơn nhiều. Những hình ảnh trên bản scan thể hiện rằng, vùng não liên kết với trí nhớ và việc học tập là vùng hippocampus hoạt động tích cực hơn ở những đứa trẻ có thái độ tích cực đối với môn toán.

Một trong những nhà nghiên cứu cho biết: “Thái độ thực sự rất quan trọng. Dựa trên dữ liệu của chúng tôi, thái độ tích cực đóng góp phần lớn vào thành tích môn toán cũng như chỉ số IQ vậy”. 

Các nhạc sĩ cũng bị tác động bởi quá trình phản chiếu của các tế bào thần kinh bằng cách phát triển một thái độ tích cực khi biểu diễn, điều này sẽ được kích hoạt khi họ làm việc chung với nhau. Khi một nhạc sĩ nhìn thấy một đồng nghiệp khác vượt qua một thử thách âm nhạc, họ sẽ tự tin rằng mình cũng có thể vượt qua. Các nghệ sĩ nhạc Jazz có xu hướng bắt chước nhau trong quá trình biểu diễn; điều này là vì hiệu ứng phản chiếu của các tế bào thần kinh.

Còn bạn và nhóm của bạn thì sao? Bạn có đang xây dựng một bộ não tốt hơn với nhóm của mình bằng cách trau dồi thái độ tích cực không? Nghiên cứu vẫn đang được thực hiện, và giờ là lúc bạn chứng minh.

8 bước để tạo ra thái độ tích cực nhằm mang lại hiệu suất cao

Bước 1. Phát triển một tầm nhìn rõ ràng về loại hình văn hóa và đặc điểm của nhóm mà bạn mong muốn. 

Bằng cách tạo ra tầm nhìn về nơi bạn sẽ đến và những điều nhóm cần có để đạt được điều đó, bạn sẽ tạo nên một bức tranh trong tâm trí của các thành viên để mọi người đều có thể hình dung mình cần làm gì, trở thành ai, đi đến đâu để biến ước mơ thành hiện thực.

Tham khảo:   3 bước cải thiện tính bền vững về mặt tài chính của dự án

Bước 2. Chịu trách nhiệm 100 phần trăm về thái độ của nhóm. 

Khi mọi người trong nhóm đều chịu trách nhiệm 100% về thái độ và quan điểm của họ, nhóm sẽ tạo nên một bầu không khí thân thiết và hợp tác cùng phát triển. Nơi làm việc sẽ trở thành nơi mà các thành viên trong nhóm yêu thích như thể là đang đi chơi.

Bước 3. Thiết lập các quy tắc tham gia trong nhóm. 

Bằng cách thiết lập các quy tắc tham gia/tương tác, bạn đang thiết lập các ranh giới về cách các cuộc họp, buổi lễ/sự kiện, sprint reviews, retrospectives hay bất kỳ cuộc họp nhóm nào khác sẽ được tiến hành. Khi mọi người đều hiểu về mục tiêu của các cuộc họp nhóm, họ sẽ chuẩn bị kỹ càng hơn, đồng thời sẵn sàng cống hiến và cộng tác hơn.

Bước 4. Cùng nhau xác định các giá trị của nhóm. 

Giá trị chỉ đơn giản là những hành vi chi phối cách chúng ta làm việc cùng nhau. Vì vậy, bằng cách thiết lập một tập hợp các giá trị và sắp xếp ưu tiên các giá trị đó cho nhóm, mọi người đều có những tiêu chí để họ hành động sao cho tốt nhất.

Bước 5. Tạo ra sự đồng thuận từ mọi thành viên trong nhóm để mọi người đều có chung một mục tiêu và phát triển theo cùng một hướng. 

Nhóm chiến thắng Super Bowl (tạm dịch: “Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ“) hay World Series (giải đấu hàng năm của liên đoàn bóng chày tại Bắc Mỹ) là nhóm gồm những thành viên luôn tận tâm để phát triển nhóm thành một tập thể có thành tích xuất sắc. Mọi người trong nhóm phải tin tưởng vào tầm nhìn, giá trị và định hướng cũng như chịu trách nhiệm 100% về thái độ của mình. Như tôi đã nói trong một cuốn sách trước đây – Culture Is the Bass (Tạm dịch: “Văn hoá là âm trầm”), “đồng thuận (buy-in) là một môn thể thao đồng đội.”

Tham khảo:   Giao tiếp tạo ra tác động như thế nào đến việc quản lý dự án thành công?

Bước 6. Làm gương và ghi nhớ hiệu ứng phản chiếu của các tế bào thần kinh. 

Lấy người lãnh đạo làm gương, mọi người đều làm theo một số hành vi của họ, vì vậy nếu người lãnh đạo có thái độ tích cực, thì theo nguyên tắc phản chiếu của các tế bào thần kinh, họ cũng sẽ bắt chước người lãnh đạo để có thái độ tích cực.

Bước 7. Thiết lập một quy trình chịu trách nhiệm và các nghi thức của đội. 

Khi mọi người cùng chịu trách nhiệm theo thỏa thuận chung, thì mọi người đều thắng. Bởi vì người lãnh đạo không còn chịu trách nhiệm cho nhóm, mà cả nhóm và người lãnh đạo sẽ cùng chịu trách nhiệm lẫn nhau.

Bước 8. Tạo ra những lễ kỉ niệm. 

Cuối cùng, hãy thường xuyên dành thời gian để tổ chức những buổi lễ kỷ niệm. Điều này sẽ giải phóng chất dẫn truyền thần kinh — một hóa chất trong não của mọi người. Nó sẽ tạo nên một cảm giác tuyệt vời theo một phản ứng tích cực.

Khi các nhóm dành thời gian để ăn mừng chiến thắng dù là thành tích nhỏ hay lớn, họ cũng sẽ giải phóng các hoá chất như dopamine, serotonin và axit gamma aminobutyric vào não của họ theo dạng cá nhân và cả hiệu ứng tập thể, điều này sẽ tạo nên những trải nghiệm tích cực và giúp thiết lập một thái độ tích cực.

 

Nguồn: Building a Positive Agile Mindset

Tham khảo:   4 cách hiệu quả nhất để PM hiểu được thành viên nhóm dự án

Sơ lược về tác giả: Gerald Leonard là một nghệ sĩ chơi bass chuyên nghiệp và đứng đầu một công ty tư vấn về thay đổi văn hóa doanh nghiệp, tập trung vào năng suất làm việc của người nhân viên. Các khách hàng của ông bao gồm Verizon, Hewlett-Packard và GEICO.

 

Bản tuyên ngôn Agile – lịch sử hình thành Agile

Trong dự án Agile, công việc ước tính có thật sự cần thiết?

12 nguyên tắc của Agile

Quản lý dự án với Scrum

Scrum of Scrums

Mục đích thật sự của Agile

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo