09. Quản Trị & Lãnh Đạo, Kỹ năng quản lý sự thay đổi

4 VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC NHỮNG THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC CỦA TỔ CHỨC

Khi nhân viên không hiểu tại sao phải thay đổi, đó có thể là một cản trở đối với những nỗ lực, cam kết và hiệu quả công việc của họ.

Theo một nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của hơn 500.000 người lao động tại Mỹ, có đến một phần ba không hiểu tại sao công ty, doanh nghiệp hay tổ chức mà họ đang làm việc lại có sự thay đổi về mặt chính sách, điều hành, quản lý.

Khi nhân viên không hiểu tại sao phải thay đổi, đó có thể là một cản trở đối với những nỗ lực, cam kết và hiệu quả công việc của họ. Thậm chí việc thiếu rõ ràng này có thể gây ra sự không hài lòng, phản kháng từ phía nhân viên.

Nhà quản lý phải luôn nhớ rằng, việc dành thời gian giải thích và làm sáng tỏ những thay đổi là cần thiết để đảm bảo sự nhất quán và thấu hiểu thông tin đầy đủ, nhất quán.

Theo những quan sát và kinh nghiệm từ các chuyên gia, bốn cách sau đây sẽ giúp Nhà quản lý giải thích sự thay đổi, khuyến khích các cam kết đóng góp của nhân viên và tạo dựng nên thành công chung.

 

 

Trình bày một tầm nhìn thuyết phục về tương lai

Việc Nhà quản lý chia sẻ những điều mình biết về định hướng tương lai, về những thay đổi trong tổ chức sẽ giúp các thành viên khác cảm thấy an tâm hơn.

Hãy kể ra một câu chuyện nhỏ để minh họa cho bức tranh lớn, làm rõ tại sao thay đổi lại quan trọng và về lâu dài sẽ ảnh hưởng tích cực như thế nào đến tổ chức của bạn.

Tham khảo:   Chân dung mới của nhà quản trị nhân sự

Nên bắt đầu câu chuyện với những sứ mệnh của công ty, rồi từ đó đưa ra một viễn cảnh cho tương lai, cũng như đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Những thay đổi hiện nay sẽ giúp bạn như thế nào trong tương lai?

Những thay đổi ban đầu thường thiếu chắc chắn và nhiều rủi ro, nhưng nếu có một mục tiêu rõ ràng, Nhà quản lý có thể giúp nhân viên củng cố niềm tin và hành động quyết đoán hơn trước những thay đổi.

Thường xuyên trao đổi, giao tiếp với nhân viên

Việc trao đổi thông tin không bao giờ là việc chỉ làm một lần là xong, mà cần làm thường xuyên trong mọi giai đoạn của cả quá trình.

Các nghiên cứu đáng tin cậy đã chỉ ra rằng giao tiếp liên tục là nhân tố quan trọng cho một sự chuyển đổi thành công.

Hãy luôn ghi nhớ những điều sau khi giao tiếp:

Nói rõ ràng và nhất quán: Mọi lời nói của bạn đều cần gắn chặt với một nội dung cụ thể.

Bạn sẽ không thể biết hết mọi câu trả lời: Đôi khi, bạn sẽ không thể trả lời mọi câu hỏi mà nhân viên của mình đưa ra. Do đó, hãy thật tập trung vào những gì mình biết rõ và thật thà về những điều còn chưa biết. Hãy để mọi người cảm nhận được rằng bạn giao tiếp rất cởi mở và thẳng thắn, và sẵn sàng học hỏi để hoàn thiện bản thân hơn.

Làm rõ những lợi ích của mỗi người: Khi trò chuyện với mọi người về sự thay đổi của tổ chức, doanh nghiệp, hãy luôn nhớ đến câu hỏi “Điều này mang lại lợi ích gì?”. Một khi mọi người hiểu được lợi ích của mình, họ sẽ có động lực và quyết tâm thực hiện hơn.

Tham khảo:   KHỞI NGHIỆP – NGHĨ LỚN, KHỞI ĐẦU NHỎ

Mỗi Nhà quản lý là một tấm gương

Những thay đổi của tổ chức, doanh nghiệp đòi hỏi nhân viên phải thay đổi một số hành vi và suy nghĩ nhất định để thành công. Nếu Nhà quản lý thay đổi hành vi của mình, quá trình thay đổi của tổ chức có khả năng thành công cao hơn gấp 5 lần.

Do đó, việc thay đổi tư duy và hành động của Nhà quản lý là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện để đảm bảo sự chuyển mình thành công của tổ chức, doanh nghiệp.

Hãy làm rõ những yếu tố cốt lõi của thay đổi, những gì mà Nhà quản lý có thể làm để giúp nhân viên thích ứng với thay đổi và đóng góp vào quá trình chuyển đổi thành công của tổ chức, doanh nghiệp.

Tìm những cách thức sáng tạo để nhân viên thực sự có trách nhiệm với quá trình thay đổi

Có nhiều cách để mọi người thực sự gắn bó với quá trình “thay máu” của tổ chức, doanh nghiệp. Một trong những điều quan trọng là thu hút phản hồi và ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong quá trình này. Điều này giúp nhân viên cảm thấy mình là một phần của sự thay đổi và thấy có trách nhiệm hơn.

Đồng thời, hãy dành phần thưởng và sự ghi nhận đối với những nỗ lực thay đổi và hoàn thiện sự thay đổi của những nhân viên xuất sắc.

Tham khảo:   Nhà Quản Trị là gì? Vai trò của Nhà Quản Trị trong tổ chức

Bằng những biện pháp khuyến khích như vậy, mọi người sẽ có thêm động lực và cố gắng vì sự thay đổi chung của cả tổ chức.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo