31. Kỹ năng làm việc

5 cách thể hiện bạn là người tích cực trong CV

Người có tư duy tích cực là người sẵn sàng nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề khó khăn, chứ không chỉ tập trung phàn nàn về những điểm chưa hoàn hảo. Rõ ràng, tư duy tích cực là điều mà mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn ở ứng viên. Không cần chờ đến buổi phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng CV để thể hiện thái độ tích cực với nhà tuyển dụng tiềm năng của mình thông qua việc cho thấy 5 điều sau đây.

Tinh thần trách nhiệm

Bạn đứng ra gánh vác hậu quả do các quyết định và hành động của mình gây ra. Bạn cố gắng hết sức trong các nhiệm vụ được giao, ngay cả khi đó không phải là công việc bạn yêu thích… Đó là tinh thần trách nhiệm.

Vậy thể hiện điều này trong CV thế nào? Hãy nghĩ về một thời gian bạn được phân công một nhiệm vụ cụ thể phải làm. Nó có thể là một phần nhỏ nhưng quan trọng của một dự án lớn. Trong CV của bạn, hãy đề cập đến những việc mà bạn đã tình nguyện thực hiện ngoài nhiệm vụ được giao ban đầu, nhằm đảm bảo công việc đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khả năng thích ứng

Bạn đã từng làm công việc bán thời gian để xây dựng kỹ năng của mình hướng tới một công việc mơ ước trong tương lai. Bạn nghĩ ra giải pháp mới khi được giao các nhiệm vụ mà chưa bao giờ thực hiện trước đó… Đây chính là khả năng thích ứng. Bạn có thể trình bày điều này trong CV bằng nhiều cách.

Chẳng hạn, nếu bạn đã làm rất nhiều công việc bán thời gian, bạn có thể nhóm chúng vào một chủ đề cụ thể để tiết kiệm không gian CV trong khi vẫn cho thấy bạn luôn năng động. Nếu bạn “nhảy” sang một lĩnh vực hoàn toàn khác, hãy tập trung vào các kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc trước có thể giúp ích gì cho vị trí ứng tuyển. Hoặc nếu vai trò trong quá khứ của bạn thay đổi do thăng tiến hoặc nhận thêm trách nhiệm, hãy luôn đề cập đến trong CV. Đây sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho thấy rằng nhà tuyển dụng trước đó đã nhận ra bạn có một bước tiến về khả năng xử lý linh hoạt các vấn đề xảy ra trong công việc hàng ngày.

Tham khảo:   Rèn luyện kĩ năng lắng nghe hiệu quả

Nhiệt huyết

Bạn đã tham gia các khóa học để phát triển kỹ năng và kiến thức của mình trong công việc. Bạn đã làm công việc tình nguyện có liên quan đến ngành nghề. Bạn đã gắn bó với các công ty trước đây trong một khoảng thời gian dài. Các nhà tuyển dụng trước đây đã hợp tác với bạn trong công việc thời vụ hoặc đã gọi bạn trở lại làm việc cho họ một lần nữa, bởi vì họ tin tưởng bạn… Đó chính là nhiệt huyết.

Bạn có thể cho thấy yếu tố này trong CV bằng cách điều chỉnh CV phù hợp với vai trò và công ty cụ thể. Điều này cho thấy bạn nhiệt tình với công việc – không phải với bất kỳ công việc được trả lương nào, mà chỉ cho công việc đang ứng tuyển.

Trung thực

Trung thực là điều rất quan trọng và được biểu hiện bằng việc không bao giờ nói dối hoặc nói quá sự thật. Không nói rằng bạn được giao nhiều trách nhiệm hơn bạn có. Không nói rằng quản lý cũ đã thăng chức hoặc khen ngợi bạn trong khi họ không làm như vậy. Và không bao giờ nói rằng bạn đã làm một công việc hoặc học một khóa học mà bạn chưa từng.

Tham khảo:   Mẹo gửi email xin việc để được mến từ cái nhìn đầu tiên

Một cách để thể hiện sự trung thực của bạn trong CV là cụm từ “kỳ diệu”: là một thành viên của nhóm. Điều này không chỉ cho thấy bạn là một người có tinh thần đồng đội, mà còn chứng tỏ bạn không kiêu ngạo và cũng không giành hết công lao về mình. Nó làm cho CV của bạn trông đáng tin hơn nhiều và nhà tuyển dụng sẽ bị thu hút bởi tính trung thực của bạn ngay khi họ chưa gặp gỡ bạn.

Đáng tin cậy

Bạn được tin tưởng được giao cho nhiệm vụ xử lý tiền mặt trong công việc bán lẻ hoặc phục vụ. Bạn có thể bắt tay vào công việc mà không cần người quản lý phải theo dõi từng bước. Bạn rời khỏi công việc cũ mà vẫn nhận được sự yêu mến của sếp và đồng nghiệp cũ. Bạn được thăng tiến để đền đáp lại công sức và lòng trung thành của bạn… Đó là sự tin cậy.

Làm sao để cho thấy bạn là người đáng tin cậy trong CV? Rất đơn giản. Không bao giờ nói xấu công ty, sếp hoặc đồng nghiệp cũ. Nó chỉ khiến nhà tuyển dụng tiềm năng không hài lòng về bạn. Nếu bạn đủ tin cậy để được giao các vai trò như xử lý tiền mặt, khóa cửa sau khi mọi người khác đã về nhà, hoặc làm đại diện của công ty, hãy ghi rõ. Nó cho thấy các nhà quản lý trước đây đã rất tin tưởng bạn.

Tham khảo:   Thương thuyết là gì? Tố chất của một nhà thương thuyết giỏi

Huỳnh Trâm

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo