31. Kỹ năng làm việc

4 Mô Hình Văn Hoá Doanh Nghiệp: Đâu Là Mô Hình Phù Hợp Cho doanh nghiệp Của Bạn?

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Chính vì thế để doanh nghiệp có thể phát triển về mọi mặt thì xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp là điều quan trọng và cần thiết mà doanh nghiệp cần thực hiện cách nghiêm túc.

Vậy mô hình văn hóa doanh nghiệp nào cho phù hợp với doanh nghiệp mình? Hãy cùng Masterskills tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé. 

Tổng quan về văn hoá doanh nghiệp 

Văn hoá doanh nghiệp là gì? 

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hóa doanh nghiệp được hiểu đơn giản là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ cũng như hành vi của mọi thành viên trong quá trình theo đuổi và thực hiện các mục đích chung. 

Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi khía cạnh của một tổ chức từ nhân viên, các mối quan hệ, với đối tác và quan trọng hơn hết là đối với khách hàng. 

Trong xã hội hiện đại ngày nay, văn hóa doanh nghiệp đã và đang chuyển danh từ văn hóa tập trung vào quy trình sang tập trung vào chính con người –  yếu tố cốt lõi trong giai đoạn kinh tế thị trường 4.0.

Văn hoá doanh nghiệp có vai trò rất quan trọngVăn hoá doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng
Văn hoá doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng

Vai trò quan trọng của văn hoá doanh nghiệp

Sự thành công của các tập đoàn khổng lồ như Google, Facebook, v.v., được tạo nên từ việc cung cấp cho nhân viên và khách hàng của mình những lợi ích độc đáo. Trong khi đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đang nhanh chóng chuyển dịch quy tắc văn hóa doanh nghiệp để có thể tối ưu được dịch vụ dành cho nhân viên khách hàng với mức phí hợp lý nhất. 

Những năm trước đây, các mô hình văn hóa doanh nghiệp thường lấy con người làm trung tâm, đây được cho là yếu tố quan trọng cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Và hiện tại trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, yếu tố con người cũng chính là chìa khóa tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. 

Vậy vai trò của văn hóa trong doanh nghiệp là gì?

  • Giúp các thành viên trong doanh nghiệp hiểu rõ giá trị của bản thân đối với doanh nghiệp mình. 
  • Đem đến sự khích lệ tinh thành cho mọi người, giúp họ làm việc quên thời gian 
  • Tạo nguồn động lực cho mọi hoạt động, đồng thời tạo nên khí thế của cả một tập thể chiến thắng. 
  • Giúp cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp cùng chung một mục tiêu làm việc. 
  • Giúp mọi người vượt qua được các giai đoạn thử thách, khó khăn trong doanh nghiệp. 

Các mô hình văn hoá doanh nghiệp 

1. Văn hoá gia đình (Clan Culture) 

Đặc điểm của mô hình văn hóa gia đình thể hiện môi trường làm việc thân thiện, đem đến sự đồng thuận, thúc đẩy hoạt động công việc của cả nhóm được tốt hơn. Chính vì thế mô hình văn hóa gia đình đem đến tính hợp tác cao và ít cạnh tranh nhất trong các mô hình doanh nghiệp còn lại. 

Mô hình văn hóa gia đình có tính khép kín, thích hợp áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và phổ biến ở các nước Á Đông như Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v. Người lãnh đạo trong doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc chăm lo cho toàn bộ nhân viên của mình và đòi hỏi sự trung thành đến từ mọi người. Đối với mô hình văn hóa gia đình, nhân viên lớn tuổi, giàu kinh nghiệm sẽ được nắm giữ các vị trí quản lý then chốt, đồng thời có quyền điều hàng nhất định trong tổ chức. 

  • Ưu điểm: Đem đến sự gắn kết giữa các thành viên trong một doanh nghiệp nhờ lòng trung thành và giá trị truyền thống. 
  • Nhược điểm: Những giá trị của mô hình văn hóa có thể kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của mỗi thành viên, việc trao quyền cho những nhân sự lớn tuổi có thể lớp nhân viên trả không có động lực, tinh thần để cống hiến hết mình cho tổ chức. 
Tham khảo:   Trì hoãn là gì? Cách hiệu quả để vượt qua sự trì hoãn

2. Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture) 

Mô hình văn hóa sáng tạo hướng tới việc đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thực hiện định hướng làm việc với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với rủi ro.

Thông qua mô hình này, nhân viên trong doanh nghiệp có cơ hội được thỏa sức sáng tạo tự do, không ngừng được học tập, đổi mới để phát huy được hết năng lực của bản thân trong môi trường có nhiều áp lực và tính cạnh tranh cao. 

Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing, công nghệ đều áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo. Lý do là vì cấu trúc đơn giản, không áp lực hệ thống thứ bậc, ưu tiên sáng tạo và đổi mới. Đây cũng là lý do tại sao mô hình văn hóa sáng tạo được đánh  giá là mô hình sẽ được phổ biến rộng trong tương lai. 

  • Ưu điểm: Có thể phát huy hết khả năng sáng tạo và đổi mới, nâng cấp kiến thức cho nhân viên mà không bị ràng buộc bởi các quy trình là nét đặc trưng của loại hình văn hóa doanh nghiệp này.
  • Nhược điểm: Môi trường có tính cạnh tranh cao, nhân viên dễ bị áp lực và thiếu tinh  thần khi làm việc nhóm. Nếu không có kế hoạch truyền thông nội bộ, chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt mà áp dụng luôn mô hình sáng tạo có thể gây ra sự đứt gãy trong kết nối đội ngũ. 
Mô hình văn hóa sáng tạo được rất nhiều các công ty Agency áp dụngMô hình văn hóa sáng tạo được rất nhiều các công ty Agency áp dụng
Mô hình văn hóa sáng tạo được rất nhiều các công ty Agency áp dụng

3. Văn hoá thị trường (Market Culture) 

Trong văn hóa thị trường, điểm mấu chốt là ưu tiên chính. Mọi thứ đều được đánh giá dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, việc áp dụng mô hình văn hóa thị trường vào văn hóa doanh nghiệp sẽ tập trung chủ yếu vào kết quả mà doanh nghiệp đó đạt được. 

Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong văn hóa thị trường xoay quanh việc đáp ứng hạn ngạch và đạt mục tiêu. Nó thu hút những người có tính cạnh tranh và muốn “chiến thắng”. Trong nền văn hóa thị trường, các nhà lãnh đạo luôn yêu cầu cao và mong đợi nhân viên làm việc tốt trong môi trường áp lực cao.

  • Ưu điểm:
    • Nhân viên nhiệt tình với công việc.
    • Bầu không khí cạnh tranh khuyến khích tất cả nhân viên làm việc chăm chỉ để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
    • Doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận, đây là mục tiêu mà nhân viên có thể đạt được
    • Áp dụng mô hình văn hóa thị trường thường giúp cho doanh nghiệp thành công và có lãi.
  • Nhược điểm:
    • Việc nhân viên tham gia vào công việc của doanh nghiệp có thể là một thách thức vì mỗi quyết định đều gắn liền với một con số.
    • Sự cạnh tranh liên tục mà môi trường này thúc đẩy có thể tạo ra một môi trường làm việc có tính cạnh tranh gay gắt.
    • Nhân viên có thể cảm thấy căng thẳng trong công việc do áp lực phải làm việc liên tục để đạt được mục tiêu.
    • Nhân viên trở nên kiệt sức vì họ phải liên tục leo lên bậc thang và mang lại kết quả bất tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Tham khảo:   Chứng chỉ PET là gì? Điều quan trọng cần biết về kỳ thi PET

4. Văn hoá phân cấp (Hierarchy Culture)

Văn hóa phân cấp là văn hóa tuân theo cấu trúc doanh nghiệp truyền thống và có một chuỗi các công việc rõ ràng cần phải thực hiện. Mô hình doanh nghiệp này phân cấp rõ ràng giữa người quản lý tách biệt giám đốc điều hành và nhân viên. 

Mô hình văn hóa phân cấp có một cách thức hoạt động cụ thể, bao gồm các quy tắc truyền thống như: quy định về trang phục và giờ làm việc cứng nhắc. 

  • Ưu điểm: 
    • Các quy trình của doanh nghiệp được xác định rõ ràng để đáp ứng các mục tiêu đề ra.
    • Nhân viên biết chính xác những gì họ mong đợi khi họ đến làm việc tại doanh nghiệp.
    • Giúp nhân viên có được cảm giác an toàn khi biết rằng các kỳ vọng và điều kiện làm việc có thể đoán trước được.
  • Nhược điểm:
    • Mô hình văn hóa phân cấp ưu tiên các thủ tục hơn con người, điều này tạo ra một văn hóa làm việc không linh hoạt.
    • Văn hóa này có thể không khuyến khích sự đổi mới vì nhân viên không khuyến khích đề xuất những cách mới để tiếp cận mọi thứ.
    • Khó có thể phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.
    • Các mục tiêu của doanh nghiệp được ưu tiên hơn cá nhân, có nghĩa là ít chú ý đến sự tham gia của nhân viên.

Cách lựa chọn văn hoá doanh nghiệp phù hợp 

Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Giá trị của doanh nghiệp là hai hoặc ba từ mà chủ sở hữu hoặc người sáng lập muốn ai đó nghĩ ngay đến khi tên doanh nghiệp xuất hiện trong đầu. Đây là những từ sẽ được đưa vào hành động và gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp. 

Cho dù doanh nghiệp tập trung vào việc giành được sự tin tưởng của khách hàng thông qua cách tiếp cận truyền thống, tích cực trong việc mở ra thị trường mới. 

Hay là một doanh nghiệp mới thành lập, nơi mọi người đều có tiếng nói, thì điều quan trọng là phải thể hiện các giá trị của doanh nghiệp trong một một số từ được cho là phù hợp nhất.

Thiết lập các mục tiêu thực tế trong văn hóa doanh nghiệp 

Các mục tiêu xung quanh văn hóa doanh nghiệp nên liên quan đến sự đa dạng, hòa nhập và các giá trị được chia sẻ. 

Chủ doanh nghiệp cần xem xét lý do tại sao mình thành lập doanh nghiệp và mong muốn đạt được điều gì. Văn hóa doanh nghiệp nên phản ánh rõ các mục tiêu, mục tiêu phải là một thông điệp tích cực để truyền cảm hứng cho nhân viên và những người khác.

Tham khảo:   Để trở thành người có phong cách chuyên nghiệp

Thu hút nhân viên tham gia vào quy trình

Văn hóa doanh nghiệp là một thách thức để đo lường và theo dõi hiệu quả của doanh nghiệp. Để cải thiện doanh nghiệp cần có sự tham gia của các nhân viên.

Doanh nghiệp cần thu thập phản hồi bằng cách cho nhân viên tham gia khảo sát. Hãy đảm bảo rằng các thông tin khảo sát được ẩn danh để nhận được phản hồi thực sự từ chính nhân viên trong doanh nghiệp. 

Làm gì để cải thiện văn hoá doanh nghiệp 

Để cải thiện văn hóa doanh nghiệp, việc cần làm đầu tiên là vạch từng mục tiên cần thực hiện. Sau đó, hãy nghĩ về ý nghĩa của những mục tiêu đó đối với doanh nghiệp của bạn. Cố gắng đi đến một định nghĩa duy nhất và trung thực cho từng định nghĩa, trung thực chính là là chìa khóa cho sự thành công của các mục tiêu.

Đừng quên nghĩ về một sự thay đổi trong doanh nghiệp của bạn. Quản lý sự thay đổi là một trong những vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp và một sự thay đổi hoàn toàn có thể định hình lại văn hóa doanh nghiệp theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Xác định giá trị cốt lõi sẽ giúp xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợpXác định giá trị cốt lõi sẽ giúp xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp
Xác định giá trị cốt lõi sẽ giúp xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp

Kết luận

Như vậy, mỗi một doanh nghiệp sẽ có cách xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Và văn hóa doanh nghiệp có thể thay thế được một số nội dung tùy vào ý chí chủ quan của người lãnh đạo và khách quan từ các yếu tố bên ngoài. 

Theo dõi Masterskills để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo