31. Kỹ năng làm việc

Xung đột lợi ích là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách kiểm soát

Việc xung đột lợi ích giữa sếp và nhân viên là điều không quá khó để bắt gặp trong môi trường công sở. Tuy nhiên, cách giải quyết xung đột lợi ích và giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên lại là điều khiến nhiều lãnh đạo băn khoăn. Để loại bỏ tình trạng này, trước tiên cần trả lời câu hỏi Xung đột lợi ích là gì, sau đó mới bắt đầu tháo gỡ các vướng mắc.

Xung đột lợi ích là gì?

“Xung đột lợi ích là sự đối lập, mâu thuẫn hay thậm chí là loại trừ lẫn nhau trong các mối quan hệ có liên quan đến lợi ích.”

 Lợi ích ở đây có thể là vật chất, địa vị, tiền bạc… Xung đột lợi ích thường xảy ra khi các bên không thể hòa giải, thương thảo.

Các trường hợp xung đột lợi ích

Căn cứ vào Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì trong các trường hợp sau, người có chức vụ và quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi:

  • Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc quản lý;
  • Thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, Công ty cổ phần… trừ các trường hợp khác được quy định theo pháp luật;
  • Sử dụng thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của các tổ chức, cá nhân khác;
  • Bố trí vợ, chồng, bố mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về kế toán, thủ quỹ, thủ kho… trong cơ quan, đơn vị do mình là người đứng đầu;
  • Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vì lợi ích cá nhân;
  • Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết. 

Xung đột lợi ích trong doanh nghiệp là gì?

Xung đột lợi ích trong doanh nghiệp nảy sinh khi lợi ích cá nhân của ai đó xung đột với trách nhiệm nghề nghiệp của họ. Trong doanh nghiệp, xung đột lợi ích thường xảy ra giữa sếp và nhân viên. 

Tham khảo:   7 cách du lịch giúp cải thiện sự nghiệp của bạn

Vấn đề xung đột lợi ích giữa hai chủ thể này là những vấn đề liên quan đến lương thưởng, phúc lợi, bảo hiểm…

Nguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích trong doanh nghiệp

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột về lợi ích. Tuy nhiên, có thể điểm qua một số xung đột lợi ích phổ biến trong doanh nghiệp như sau: 

Do doanh nghiệp

  • Vấn đề lương, thưởng, phúc lợi không có sự thống nhất giữa sếp và nhân viên;
  • Các thỏa thuận về lương, thưởng, phúc lợi giữa sếp và nhân viên từ trước không được thực hiện đúng theo kế hoạch;
  • Công ty không thực hiện các gói bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe… gây thiệt hại, thất thoát, ảnh hưởng lớn đến nhân viên mặc dù trước đó đã chấp nhận các điều kiện này;
  • Công ty không thực hiện cam kết về lương, thưởng… khi đến hạn;
  • Lãnh đạo lợi dụng chức, quyền để đưa người thân vào làm việc hoặc giữ các chức vụ chủ chốt với mục đích tư lợi, nhận nhiều vật chất hơn.

Do nhân viên

  • Nhân viên lấy cắp dữ liệu khách hàng, thông tin khách hàng… của doanh nghiệp để phục vụ các mục đích cá nhân;
  • Nhân viên sử dụng tài sản, vật chất… của doanh nghiệp để trục lợi vì mục đích riêng;
  • Nhân viên làm việc đồng thời cho cả doanh nghiệp và cả các doanh nghiệp đối thủ;
  • Nhân viên lấy danh nghĩa công ty để thực hiện một số giao dịch, hành vi… gian dối nhằm trục lợi cá nhân;
  • Nhân viên thành lập công ty hoặc kinh doanh hàng hóa cùng lĩnh vực công ty trong thời hạn làm việc.

Hậu quả của xung đột lợi ích mang lại cho doanh nghiệp như thế nào?

Nguyên nhân bắt nguồn của các xung đột lợi ích trong doanh nghiệp là từ những lý do cá nhân. Trong quá trình vận hành tổ chức, bất cứ một vị trí nào cũng có thể nảy sinh những lợi ích ngách đi ngược lại với lợi ích chung của tổ chức, doanh nghiệp. Ở vị trí càng quan trọng thì lợi ích càng lớn. Điều này khiến các cá nhân sẽ có những quyết định không vì lợi ích của doanh nghiệp, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới tổ chức và các mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Tham khảo:   10 điều cần thiết để phát triển kỹ năng đàm phán

Xung đột lợi ích sẽ gây hậu quả trực tiếp đến lợi nhuận và sự phát triển chung của doanh nghiệp. Có nghĩa là xung đột lợi ích xảy ra sẽ phá hoại doanh nghiệp, làm xói mòn lòng tin của các cá nhân, gây tổ hại đến danh tiếng, tổn thất về tài chính của doanh nghiệp, thậm chí trong một số trường hợp còn vi phạm về pháp luật. 

Một số cách kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp 

Xung đột trong doanh nghiệp có thể gây ra nhiều tổn hại về uy tín, vật chất hay các mối quan hệ… Hơn nữa, xung đột lợi ích tại nơi làm việc diễn ra ở mức căng thẳng có thể ảnh hưởng đến những nhân viên khác, những đối tác làm ăn hoặc khách hàng… Do đó, kiểm soát xung đột lợi ích là điều cần thiết và doanh nghiệp có thể thực hiện bằng các biện pháp sau:

  • Luôn có sự thống nhất, bàn bạc rõ ràng, minh bạch và thảo luận giữa hai bên trước khi đi đến bất cứ quyết định gì.
  • Công bằng, minh bạch trong mối quan hệ cấp trên và nhân viên. Tránh trường hợp lợi dụng chức quyền để gây ra các xung đột lợi ích trong doanh nghiệp.
  • Quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của nhân viên và doanh nghiệp để có căn cứ xử lý các mâu thuẫn nếu có.
  • Sử dụng văn bản, giấy tờ chứng minh thay vì những thỏa thuận bằng lời nói trong mọi trường hợp.
  • Thường xuyên tổ chức, kiểm tra, giám sát nội bộ các thành viên để đảm bảo không có hiện tượng xung đột lợi ích trong doanh nghiệp.
  • Công khai rõ ràng chức vụ, quyền hạn của các lãnh đạo và cả nhân viên, tránh trường hợp lạm quyền hay sử dụng quyền lợi vì mục đích cá nhân.
  • Xử lý nghiêm túc các trường hợp xung đột lợi ích diễn ra trong môi trường công sở theo nội quy, thỏa ước lao động và quy định của pháp luật. 
  • Đảm bảo giữ kín các bí mật kinh doanh, bí mật nghề nghiệp của doanh nghiệp.
  • Tổ chức các buổi huấn luyện, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật để tránh xảy ra những xung đột lợi ích không đáng có trong doanh nghiệp. 
  • Tránh tuyển nhân sự là những người quen biết, người nhà hoặc bạn bè.
  • Tạo ra kênh ẩn danh mật để có thể nắm bắt các xung đột lợi ích đang chớm nở để có thể xử lý sớm nhất, tránh những tổn thất không đáng có, vừa đảm bảo được uy tín của doanh nghiệp.
Tham khảo:   Chinh phục bản thân – Phần 2: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về xung đột lợi ích là gì cũng như cách để giải quyết các xung đột lợi ích xuất hiện trong doanh nghiệp. Xung đột lợi ích chính là “hòn đá” cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, vì thế các nhà lãnh đạo cần sớm nhận diện và có biện pháp phòng tránh, xử lý. Chúc các bạn luôn thành công!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo