31. Kỹ năng làm việc

Nghệ Thuật Xử Lý Nhân Viên Chống Đối: Cách Làm Nhân Viên Nể Phục

Bạn đang phiền lòng vì cấp dưới không tuân theo lời nói của mình? Sếp nói mà nhân viên không làm theo nghe có vẻ phi lý nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp và tại sao lại như vậy? Làm sao để giải quyết vấn đề này? Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến nghệ thuật xử lý nhân viên chống đối, những cách làm nhân viên nể phục mình.

Cùng Masterskills theo dõi những nội dung dưới đây nhé!

Tác hại của nhân viên chống đối

Một nhân viên chống đối có thể khiến tinh thần của các nhân viên khác đi xuống và làm suy yếu các mục tiêu của tổ chức. Sự tức giận của nhân viên đó có thể xuất phát từ vô số nguồn cơn chẳng hạn như do không được thăng chức hoặc không được công nhận những đóng góp của mình, ý tưởng mới không được đón nhận, cảm giác bị choáng ngợp hoặc ghen tị với người khác. 

Một cách để xử lý nhân viên chống đối là cấp trên cần thúc đẩy sự thay đổi tích cực và cố gắng mở ra những cuộc hội thoại rõ ràng dựa trên sự tin tưởng. Đối thoại cởi mở để hiểu rõ vấn đề và tạo ra bầu không khí tích cực có thể biến mối quan hệ tiêu cực thành mối quan hệ lành mạnh, có lợi cho công ty.

Giao tiếp thẳng thắn, trung thực và tôn trọng lẫn nhau là yếu tố quan trọng để đạt được thành công.

Làm gì để xử lý nhân viên chống đối?

Nếu để một cá nhân làm ảnh hưởng tới cả một đội ngũ, về lâu dài sẽ gây ra nhiều bất lợi cho tổ chức, đừng để mâu thuẫn đi quá xa. Vậy nên làm gì khi nhân viên chống đối? Sau đây là một số cách xử lý nhân viên chống đối và khiến nhân viên phải nể phục mình:

Luôn luôn giữ bình tĩnh

Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống kể cả khi đối mặt với sự thiếu tôn trọng của họ dành cho bạn. Khi ai đó tỏ ra thiếu tôn trọng, bạn sẽ dễ dàng phản ứng bằng sự tức giận, trong lúc nóng nảy mọi việc sẽ đổ sông đổ bể. 

Tuy nhiên, nếu giữ được bình tĩnh và thể hiện sự tôn trọng đối phương, sẽ dễ dàng hơn cho cả hai, giúp bạn giữ cho sự tương tác không bị leo thang, cuộc đối thoại không trở nên quá gay gắt nên cho phép thảo luận hiệu quả hơn. 

xử lý nhân viên chống đối một cách bình tĩnhxử lý nhân viên chống đối một cách bình tĩnh
Xử lý nhân viên chống đối một cách bình tĩnh

Thẳng thắn bày tỏ quan điểm

Đôi lúc nhân viên của bạn không nhận thức được hành vi của họ đang có ảnh hưởng không tốt đến tổ chức, hãy chủ động nhắc nhở họ, đưa họ vào cuộc đối thoại chỉ có hai người và thẳng thắn nhưng cũng phải biết cách khéo léo bày tỏ quan điểm của bạn. 

Tham khảo:   9 bí quyết giúp cải thiện mạng lưới quan hệ

Hãy đặt ra câu hỏi cho họ để tìm hiểu xem họ có đang gặp vấn đề gì hay không. Sau khi đã chia sẻ suy nghĩ của bạn với họ, hãy nhẹ nhàng đưa ra lời cảnh báo để họ biết rằng bạn không mong muốn chuyện này sẽ tái diễn.

Tìm hiểu tâm tư của nhân viên

Khi xem xét tiến độ thực hiện công việc, nếu nhân viên của bạn đang ở giai đoạn tràn ngập những ý tưởng và năng lượng sáng tạo, đừng nên thay đổi mà hãy kiên nhẫn chờ đợi kết quả.

Nếu đó là thay đổi cấp thiết hãy ngồi xuống thảo luận với nhân viên, không được tự ý làm mà không tham khảo ý kiến của họ, cho họ nói lên suy nghĩ và lắng nghe ý kiến của họ.

Để nhân viên làm theo đúng kế hoạch mà họ tự vạch ra trong đầu, từ đó sẽ tốt cho doanh nghiệp của bạn, tạo điều kiện cho họ hình thành thói quen tổ chức công việc hàng ngày và bạn chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết. 

Điều chỉnh cách giao việc, làm việc

Hãy lập kế hoạch của bạn cho nhân viên thật rõ ràng và cụ thể, cùng nhân viên đặt mục tiêu công việc mỗi ngày, cùng nhau chia nhỏ việc cần làm trong ngày và phân công nhiệm vụ cho từng người dựa trên tín nhiệm tương ứng với năng lực. 

Đừng xem quá trình làm mà hãy quan tâm đến kết quả hoàn thành. Luôn quan tâm theo dõi thái độ và hoạt động của nhân viên, xuất hiện mỗi khi họ thấy vướng mắc quá lâu khi chưa hoàn thành xong công việc hay những trở ngại mà họ gặp phải.  

làm gì khi nhân viên chống đốilàm gì khi nhân viên chống đối
Nên dành thời gian trò chuyện và tìm hiểu tâm tư nhân viên

Nhu cương linh hoạt

Để giải quyết vấn đề xử lý nhân viên chống đối bạn phải biết mềm mỏng đúng lúc và cứng rắn đúng thời. Nhân viên sẽ coi thường bạn nếu bạn tỏ ra nhu mì và quá thoải mái, dễ đáp ứng mong muốn của họ. Họ sẽ trở nên không tôn trọng bạn với suy nghĩ bạn không có khả năng lãnh đạo hay thuyết phục họ.

Tham khảo:   Cân bằng giữa niềm đam mê và công việc

Lúc họ làm tốt công việc hay tuyên dương họ trước các đồng nghiệp, nhưng nếu họ mắc phải sai lầm hay có những biểu hiện không đúng chuẩn mực, bạn phải thẳng thắn phê bình họ, tuy nhiên không phải có sự chứng kiến của nhiều người, điều này có thể khiến nhân viên nể phục và cảm kích về bạn.

Khi bầu không khí trong một cuộc tranh luận đã lên đến đỉnh điểm, rơi vào trạng thái căng thẳng, hãy chấm dứt nó bằng cách giữ im lặng và đi ra ngoài.

Là một người sếp bạn nên biết cách kiềm chế cảm xúc cá nhân để không ảnh hưởng tới hiệu suất công việc của mọi người và giữ được hình ảnh tốt đẹp trong mắt nhân viên của bạn. 

Đưa ra giới hạn

Thực thi các quy tắc mà bạn đặt ra cho những nhân viên không tuân theo lời nói của bạn. Xác định rõ ràng hậu quả sẽ là gì đối với những nhân viên đang có thái độ muốn chống đối, thiếu tôn trọng bạn nếu như họ không chịu thay đổi hành vi của mình. 

Hãy đặt ra những kỳ vọng để cải thiện vấn đề và vạch ra những hành động kỷ luật sẽ như thế nào khi những kỳ vọng đó không được đáp ứng. Nếu như nhân viên vẫn tiếp tục chống đối, hãy đảm bảo rằng họ sẽ buộc phải nhận lấy hậu quả từ hành động mà họ gây nên.

Thái độ dứt khoát

Đừng chần chừ khi đưa ra bất kỳ quyết định nào để nhân viên thấy được quyền uy của người làm sếp. Để nhân viên biết rõ cách bạn nói được làm được, họ không thể xoay chuyển tâm trí bạn. 

Muốn nhận được sự tôn trọng bạn phải luôn giữ được sự tận tâm, chuyên nghiệp, công tư phân minh. Làm gì khi nhân viên chống đối? Hãy thật nghiêm khắc để làm gương cho những người khác.

Nếu sự việc đã đi quá xa, bạn có thể nghĩ đến việc sa thải nhân viên đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được.

Bạn sẽ phải làm việc với bộ phận nhân sự của công ty để giúp bạn chấm dứt công việc hoặc kỷ luật cách chức nhân viên đó. Bạn sẽ cần phải ghi lại những việc mà nhân viên này làm sai, cũng như mọi thứ bạn đã làm để cải thiện hành vi.

Có thái độ rõ ràng, dứt khoát khi làm việcCó thái độ rõ ràng, dứt khoát khi làm việc
Thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát khi làm việc

Lời kết

Trong cuộc sống, chúng ta không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người và kể cả trong công việc cũng vậy. Thông qua những nội dung trên, hy vọng rằng các bạn đã có cho mình những cách để xử lý nhân viên chống đối cũng như cách khiến họ nể phục bạn. 

Tham khảo:   10 điều cần thiết để phát triển kỹ năng đàm phán

Nếu có thắc mắc hãy để lại lời đánh giá hoặc liên hệ với chúng tôi qua website Masterskills, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất để đón đọc những thông tin hữu ích nhé! 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo