31. Kỹ năng làm việc

Phong Cách Quản Lý Là Gì? Cách Tìm Ra Phong Cách Quản Lý Phù Hợp

Phong cách quản lý là gì? Có những management style nào? Trong bài viết dưới đây, Masterskills sẽ cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích về chủ đề thú vị này, cũng như gợi ý bạn cách để tìm ra phong cách quản lý phù hợp.

Phong cách quản lý được hiểu như thế nào?

Phong cách quản lý (management style) được hiểu là cách nhà quản lý hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết để điều hành tổ chức một cách suôn sẻ.  Do đó, phong cách quản lý có sức ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các thành viên trong nhóm.

phong cách lãnh đạo tự dophong cách lãnh đạo tự do
Phong cách quản lý là gì?

Một nhà quản lý tốt phải biết truyền động lực cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ, nâng cao lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. 

Các yếu tố hình thành nên phong cách quản lý

Các nhân tố ảnh hưởng đến phong cách quản lý tại nơi làm việc bao gồm:

  • Yếu tố nội bộ: Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp có thể bao gồm chính sách, văn hóa của tổ chức, trình độ kỹ năng của nhân viên, cấu trúc quản lý.
  • Yếu tố bên ngoài: Các bên ngoài tác động đến cả nhà quản lý và nhân viên có thể bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế, pháp luật, v.v.

Không có một phong cách quản lý nào phù hợp với mọi tổ chức, mà nó phụ thuộc vào mục tiêu và mục đích của tổ chức đó. Sự khác nhau giữa các phong cách quản lý và mức độ phản ứng của nhân viên sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý tốt hơn trong tương lai.

9 phong cách quản lý thường gặp

Chỉ đạo/chuyên quyền

Đối phong cách này, nhà lãnh đạo toàn quyền kiểm soát quy trình ra quyết định. Họ quyết định vai trò và nhiệm vụ của nhóm.

Dòng thông tin được truyền từ trên xuống dưới, và nhà quản lý kỳ vọng nhân viên của mình thực hiện theo. Nhà lãnh đạo thiết lập chính sách một cách rõ ràng để mọi người có thể theo dõi mà không cần hỏi phản hồi của nhân viên. 

Nhân viên được quản lý theo phong cách này được giám sát một cách chặt chẽ mà không có sự tin tưởng. Khi đó, họ thường có cảm giác không thoải mái khi làm việc, điều này ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển và đóng góp đổi mới của họ với tổ chức.

Tham khảo:   Tip phỏng vấn: 8 “không” để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

Tuy vậy, phong cách quản lý này rất hiệu quả đối với nhân viên mới, hạn chế việc nảy sinh xung đột giữa các quan điểm, và xác định vai trò và kỳ vọng cụ thể cho nhân viên cần tuân theo.

Tầm nhìn xa

Phong cách quản lý “nhìn xa trông rộng”, nhà quản lý thiết lập mục tiêu và chiến lược rõ ràng và cho phép nhân viên làm việc độc lập. 

Phong cách quản lý này giúp nhà quản lý tập trung vào việc truyền động lực và tạo sự linh hoạt cho nhóm; giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả do nhân viên có quyền tự chủ trong công việc; nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái khi được toàn quyền kiểm soát nhiệm vụ hàng ngày của mình.

Phong cách quản lý dân chủPhong cách quản lý dân chủ
Các phong cách quản lý thường gặp

Tuy vậy, phong cách quản lý này không phát huy hiệu quả với nhân viên mới, nhân sự chưa có nhiều kinh nghiệm. 

Liên kết nhân sự

Nhà quản lý theo phong cách này có xu hướng tạo ra sự gần gũi giữa họ với nhân viên. Họ biến mình trở thành một phần và “đầu tàu” của nhóm.

Điểm tích cực của phong cách quản lý này là xây dựng lòng tin giữa nhân viên với nhà quản lý và tạo ra một nhóm vững chắc. Tuy vậy, phong cách này không cho thấy tính hiệu quả khi các thành viên trong nhóm không đủ năng lực hoặc khi áp dụng trong thời gian dài. 

Khuyến khích nhân viên tham gia đóng góp ý kiến

Khi áp dụng phong cách này trong quản lý nhóm, mỗi nhân viên đều có quyền nêu ra quan điểm và ý kiến của mình trong quá trình ra quyết định. Nhà quản lý đánh giá cao ý tưởng và sự hiểu biết của nhân viên và hiểu rằng đây có thể là chìa khóa đi đến thành công của nhóm. Tuy nhiên, nhà quản lý vẫn giữ vai trò đưa ra quyết định cuối cùng. 

Điểm hạn chế khi áp dụng phong này là khiến quá trình ra quyết định có thể mất nhiều thời gian hơn.

Thiết lập khuôn mẫu 

Đối với phong cách này, nhà quản lý thiết lập khuôn mẫu và hướng dẫn cụ thể để nhân viên làm theo. Tiêu chuẩn của họ rất cao và kỳ vọng nhân viên của mình có thể tuân theo. 

Quan điểm của nhân viên hoặc phương án thay thế để đạt mục tiêu không phải là điều mà phong cách quản lý này quan tâm đến. Thay vào đó, nhà quản lý ưa thích việc tự mình làm hết công việc và làm gương cho nhóm noi theo.

Tham khảo:   Cách viết báo cáo hoàn hảo

Điểm tích cực của phong cách quản lý này có thể kể đến như:

  • Tạo ra những nhân viên năng động và năng suất làm việc cao vì luôn có mục tiêu để đạt được.
  • Nhóm luôn có một người để phấn đấu và noi theo.

Dù vậy, phong cách này tồn tại một số hạn chế như:

  • Nhân viên có thể cảm thấy thất bại khi không đạt được mục tiêu đề ra.
  • Nhân viên mới hoặc chưa có kinh nghiệm có thể gặp áp lực trước yêu cầu cao của nhà quản lý.

Huấn luyện

Đối với phong cách này, nhà quản lý tập trung vào việc phát triển điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của nhân viên. 

Tuy vậy phong cách quản lý này lại không hiệu quả với mọi nhân viên, và không mong lại kết quả nhanh chóng. 

Quản lý theo nhóm

Các nhóm được quản lý cùng thảo luận và chia sẻ các ý tưởng. Quyết định cuối cùng được đưa ra dựa trên số đông đồng ý. Phong cách này giúp cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên và phát triển kỹ năng lãnh đạo của nhà quản lý. Tuy vậy, quá trình ra quyết có thể mất nhiều thời gian hơn là một điểm hạn chế của phong cách này.

Laissez-faire

Đối với nhóm áp dụng phong cách quản lý này, các nhân viên được quyền đưa ra quyết định và làm việc với ít sự hướng dẫn. Tuy nhiên, nhà quản lý sẵn sàng trả lời và hướng dẫn nhân viên khi cần thiết. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo và động lực làm việc của nhân viên. 

Khuyến khích nhân viên bằng khen thưởng

Phong cách quản lý này đề cập đến việc nhà quản lý trao thưởng cho nhân viên khi họ đạt được các mục tiêu đề ra. Điều này sẽ thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nó cũng có thể ngăn cản sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro của nhân viên.

Làm thế nào để xác định phong cách quản lý phù hợp? 

Để tìm ra phong cách quản lý phù hợp, bạn có thể tham khảo một vài bước dưới đây.

  • Tin vào trực giác của mình: nhìn vào các yếu tố bên trong và đánh giá tính cách, giá trị, sự ưu tiên, các mục tiêu của mình sẽ bạn xác định phong cách quản lý phù hợp. Trực giác là một kỹ năng quan trọng giúp nhà quản lý thực hiện vai trò của mình tốt hơn. 
  • Xem xét các yếu tố văn hóa doanh nghiệp để xác định phong cách quản lý phù hợp nhất.
  • Tìm kiếm một mentor có thể giúp bạn định hình phong cách quản lý thích hợp. 
  • Thực hiện bài kiểm tra về kỹ năng lãnh đạo.
Tham khảo:   Gaslighting Là Gì? Cách Để Không Trở Thành Con Rối Trong “Vở Kịch Gaslight”
phong cách quản lý là gìphong cách quản lý là gì
Cách xác định phong cách quản lý phù hợp

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về các phong cách quản lý thường gặp mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về các phong cách quản lý và lựa chọn ra management style phù hợp với bản thân, nhóm của mình.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo